Bắc Giang thu hút đầu tư: Cần nhất doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển
DNVN - Những năm gần đây, Bắc Giang luôn trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư. Năm 2019 đứng thứ 6 toàn quốc về chấp thuận dự án mới. Đạt kết quả ấn tượng, song để đạt hiệu quả “doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển” từ thu hút đầu tư còn nhiều việc phải làm.
Thái Bình xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, năng động / Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện tốt nhất cho DN
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tưCác tỉnh, thành phố đều xác định để khai thác tiềm năng đất đai, sức lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề quan trọng hàng đầu là thu hút vốn trong nước và nước ngoài vào đầu tư.Trong khi hoạt động thu hút đầu tư của nhiều địa phương “trăm hoa đua nở”, khá rầm rộ tổ chức các hội nghị thì Bắc Giang chọn cách làm từng bước chặt chẽ với phương châm xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất chính là cải thiện môi trường đầu tư.Nghị quyết 73-NQ/TU ngày 6-5-2016 của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 được ban hành đã tạo điểm nhấn ngay từ đầu nhiệm kỳ.Bắc Giang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tưNghị quyết được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ giao cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện. Từ cách làm này, lãnh đạo tỉnh, huyện và các sở, ngành thật sự vào cuộc đồng hành cùng các nhà đầu tư. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh được đưa vào hoạt động, nhiều thủ tục hành chính được rút ngắn. Tỉnh huy động nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư, đồng thời quan tâm đào tạo nguồn nhân lực.Với nhận thức, thực sự đồng hành cùng nhà đầu tư để họ xúc tiến đầu tư cho mình, lãnh đạo tỉnh thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện rõ nét, thể hiện qua các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) có nhiều chuyển biến tích cực, vươn lên nằm trong nhóm khá của cả nước.Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019, toàn tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 183 dự án; trong đó 107 dự án trong nước, vốn đăng ký hơn 3 nghìn tỷ đồng và 76 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 830,7 triệu USD. Tổng vốn thu hút đầu tư (cả cấp mới và bổ sung) trong nước tăng hơn 36% và FDI bằng 2,07 lần so với năm 2018. Như vậy, đến nay, toàn tỉnh có 1.217 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký hơn 83 nghìn tỷ đồng và 441 dự án FDI, tổng vốn đăng ký hơn 5 tỷ USD.Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh tăng mạnh, theo ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư còn có nguyên nhân khách quan là xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam; làn sóng các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Bắc Giang – Lạng Sơn hoàn thành; dự án của Samsung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên hoạt động hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp vào Bắc Giang đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cho Samsung…Khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng thu hút đầu tưĐạt được bước tiến lớn nhưng bức tranh thu hút đầu tư của tỉnh còn nổi lên những hạn chế, bất cập, như: Các dự án chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; còn ít các dự án sản xuất lớn có công nghệ tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.Nhìn từ góc độ thu ngân sách thấy rằng, do số lượng các dự án gia công, lắp ráp sử dụng nguyên vật liệu tạm nhập tái xuất lớn nên thu ngân sách không cao. So sánh với tỉnh Vĩnh Phúc càng thấy rõ hạn chế này. Bắc Giang và Vĩnh Phúc thu hút tổng số vốn đầu tư tương đương, nhưng số thu ngân sách của Vĩnh Phúc những năm gần đây đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy. Còn Bắc Giang, số thu ngân sách đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng thì khoảng một nửa là thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.Bắc Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển “4 trụ cột” kinh tế.Sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực thu hút đầu tư còn dẫn đến một số hệ lụy đó là việc dân số cơ học tăng nhanh tại các địa phương giáp khu công nghiệp, tạo ra áp lực lớn về giải quyết an sinh xã hội. Một số doanh nghiệp muốn thu hồi vốn nhanh cho nên chưa quan tâm đúng mức về bảo vệ môi trường…Trong thời gian tới, Bắc Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển “4 trụ cột” kinh tế là: Công nghiệp xanh; Nông nghiệp sạch; Đô thị hiện đại kết hợp với các trung tâm logistics; Du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, nghĩ dưỡng.Để đạt mục tiêu này cần nâng cao chất lượng thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thu hút đầu tư. Theo đó chỉ chấp thuận đầu tư những dự án có công nghệ tiên tiến, không thâm dụng tài nguyên đất, lao động và không thâm dụng điện, nước sạch. Kiên quyết không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án vào khu logistics, du lịch, đô thị, giáo dục, y tế, thể thao, nhất là thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nông sản.Duy trì phương châm xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 73-NQ/TU của Tỉnh ủy. Ông Trịnh Hữu Thắng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, hiện nay quỹ đất ở các khu công nghiệp còn rất ít, do vậy các cấp, ngành liên quan cần vào cuộc quyết liệt hơn, tập trung cao đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật, làm tốt công tác quy hoạch, tạo quỹ đất để thu hút các nhà đầu tư. Cùng đó công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần thực hiện hiệu quả cao hơn.Đẩy mạnh thu hút đầu tư cùng với sử dụng hiệu quả các nguồn lực thu hút đầu tư nhằm mục tiêu “doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển” thì “không thể vỗ tay trên một bàn tay”, do vậy mà nhà đầu tư, doanh nghiệp cần chủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cùng chung tay khắc phục những bất cập, hệ lụy từ thu hút đầu tư, nhất là việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Trần Đức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo