Bạc Liêu: Trở thành tỷ phú từ nuôi cá sấu
Với sự táo bạo, ham tìm tòi, học hỏi cái mới, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Trương Thanh Mai (62 tuổi, ở xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) từ lâu được mệnh danh là tỷ phú cá sấu miền Tây.
Thanh Hóa chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu / Nghệ An: Làm giàu nhờ nuôi... vịt trời
Có "gan" làm giàu
Để có được thành công như hôm nay, ông Trương Thanh Mai đã phải trải qua quá trình học hỏi và "nếm mùi" thất bại rất nhiều lần. Ông kể: “Khi mới lập gia đình, tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống. Sau đó, may mắn được đi tham quan nhiều mô hình nuôi cá sấu từ các tỉnh bạn, thấy mê quá nên tôi quyết tâm học theo”.
Sau quá trình chuẩn bị kỹ về kiến thức và chuồng trại, vào năm 1997, ông Trương Thanh Mai đã mua 100 con giống cá sấu từ tỉnh An Giang về nuôi vụ đầu tiên. Lúc này, giá con giống khá cao, mỗi con hơn 700.000 đồng. “Thời điểm này mô hình nuôi cá sấu chưa phát triển tại địa phương. Nhiều người thấy tôi bỏ ra số vốn lớn để đầu tư cũng tỏ ra ái ngại, nhưng ý tôi đã quyết thì nhất định sẽ làm tới cùng” - ông bộc bạch.
May mắn là thời điểm đó giá cá sấu lên đến 180.000 đồng/kg, đây được xem là giá cao kỷ lục nên ông Trương Thanh Mai đã thành công ngay vụ đầu tiên, với lợi nhuận gần 100 triệu đồng. "Thừa thắng" xông lên, chỉ ở vụ thứ hai ông đã tăng đàn lên 400 con, sau vài năm lại tăng lên 1.600 con.
“Những năm sau tuy vẫn có lợi nhuận nhờ tìm được thương lái thu mua để xuất sang Trung Quốc, nhưng số người nuôi cá sấu ngày một tăng. Vấn đề đặt ra lúc này là tôi phải nghiên cứu để không bị động khi giá giảm” - ông Mai cho hay.
Hiện nay, trang trại của gia đình ông Trương Thanh Mai đã có tổng đàn ổn định khoảng 40.000 con cá sấu, trong đó có khoảng 2.000 con loại bố mẹ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ông Mai đang nuôi cá sấu theo quy trình khép kín trên diện tích gần 4ha với hệ thống chuồng trại kiên cố.
Ông cho biết: “Trong sản xuất nhất định phải có phương án, có sự tính toán, ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có hướng đi khác nhau. Ngoài nuôi thương phẩm, trang trại của tôi còn nuôi cá sấu sinh sản. Cá sấu mẹ đẻ từ 50 đến 55 trứng/lứa, sau thời gian ấp là 70-75 ngày, cá sấu nở đạt tỷ lệ 70-80%. Cá sấu ở độ tuổi từ 7 đến 10 sẽ có khả năng sinh sản tốt nhất”.
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại với những dãy chuồng được thiết kế bài bản, an toàn và kiên cố khiến chúng tôi choáng ngợp và nể phục tư duy của người nông dân này. Tại đây, ông Mai dành một phần diện tích để làm ao lắng, ao xử lý nước và ao nuôi cá rô phi dùng làm thức ăn cho cá sấu. Các chuồng nuôi đều được bố trí hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Nước xả từ các chuồng nuôi sẽ theo mương dẫn xuống ao chứa nước, sau đó được xử lý trong 15 ngày rồi mới đưa vào ao nuôi cá rô phi; phân cá sấu được xử lý bón cho cây ăn trái.
Bao tiêu sản phẩm cho nông dân
Qua nhiều năm gắn bó với nghề cùng bao thăng trầm, ông Trương Thanh Mai đã xây dựng được quy trình nuôi cá sấu mang lại hiệu quả cao. Từ đó, ông nhiệt tình hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại, cho ăn, quản lý, chăm sóc và phòng trị bệnh cho bà con nông dân xung quanh.
Ông Mai cho rằng, trong quá trình nuôi cá sấu, nông dân phải chú ý phòng bệnh thật kỹ; định kỳ trộn vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng và giúp cá dễ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chuồng trại nuôi phải được sát trùng 1 tháng/lần, mật độ nuôi khoảng 2m2/con sẽ giúp chúng phát triển tốt.
“Điều kiện tự nhiên của các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp cho loài cá sấu sống và phát triển. Tuy nhiên, bà con cũng chú ý là cá sấu không chịu được lạnh, trong những tháng trời lạnh thì nên chong thêm đèn. Ao chuồng thiết kế nên làm ở dạng nửa khô, nửa nước..." - ông Mai chia sẻ.
Cùng với việc nuôi cá sấu thương phẩm, sinh sản, hằng năm trang trại của ông Mai còn thu mua cho nông dân xung quanh khoảng 100.000-120.000 con cá sấu thương phẩm. Ngoài ra, trang trại còn cung cấp khoảng 100.000 con giống chất lượng ra thị trường. Theo ông Trương Thanh Mai, trong sản xuất, người nuôi cá sấu vẫn còn thói quen chạy theo phong trào, thấy giá cao thì ồ ạt nuôi, giá giảm lại treo ao, bỏ nghề. Đây là cách sản xuất rất tai hại, cái cần nhất trong nghề này là phải nắm bắt được thị trường, không nên ham tăng đàn dẫn đến cung vượt cầu, giá đương nhiên giảm.
Ông Mai trăn trở: “Ngoài sản xuất ồ ạt, thiếu nắm bắt thông tin thị trường, nông dân mình còn nhẹ dạ cả tin. Ở những thời điểm giá cá sấu giảm, nhiều gian thương đã lợi dụng điểm yếu của người nuôi là sợ ế hàng nên ép giá. Nhiều năm nay, tôi luôn cố gắng thu mua cho bà con với giá tốt để mong họ bám nghề và sống được với nghề”.
Hiện tại, cá sấu thương phẩm có giá khoảng 140.000 đồng/kg (loại 1, từ 15kg trở xuống), 130.000 đồng/kg (loại 2, 5-25kg); giá cá giống trung bình khoảng 300.000 đồng/con (cá từ 30 đến 32cm). Ông Mai nhẩm tính, với giá cá sấu thương phẩm loại 1 khoảng 140.000 đồng/kg là nông dân đã có lãi. Song song với việc sản xuất con giống cung cấp thị trường nội địa, ông Mai còn đẩy mạnh xuất khẩu cá sấu thương phẩm sang Trung Quốc, với doanh thu trên chục tỷ đồng/năm.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2013, khi có được chứng nhận CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), cũng là lúc ông Trương Thanh Mai tính đến việc xuất khẩu da cá sấu và sản xuất các sản phẩm từ da. Hiện tại, trang trại của ông Mai đã sản xuất, xuất khẩu da qua chế biến và các sản phẩm mỹ nghệ từ da cá sấu sang thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… Nhờ vậy đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 150 lao động.
Theo ông Trương Thanh Mai, các sản phẩm từ da cá sấu rất được khách hàng ở các nước tin tưởng. Đây là hướng đi lâu dài của trang trại, từ đó góp phần ổn định đầu ra cho nông dân địa phương và các khu vực lân cận.
“Việc đa dạng hóa sản phẩm khiến người nuôi cá sấu không phụ thuộc vào thương lái và nâng cao giá trị con cá sấu. Từ đó giúp người nuôi có được thu nhập ổn định. Đồng thời, khi có biến động về giá, người chăn nuôi vẫn làm chủ được tình hình, ổn định sản xuất’’ - ông Mai bộc bạch.
Để có được thành công như hôm nay, ông Trương Thanh Mai đã phải trải qua quá trình học hỏi và "nếm mùi" thất bại rất nhiều lần. Ông kể: “Khi mới lập gia đình, tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống. Sau đó, may mắn được đi tham quan nhiều mô hình nuôi cá sấu từ các tỉnh bạn, thấy mê quá nên tôi quyết tâm học theo”.
Sau quá trình chuẩn bị kỹ về kiến thức và chuồng trại, vào năm 1997, ông Trương Thanh Mai đã mua 100 con giống cá sấu từ tỉnh An Giang về nuôi vụ đầu tiên. Lúc này, giá con giống khá cao, mỗi con hơn 700.000 đồng. “Thời điểm này mô hình nuôi cá sấu chưa phát triển tại địa phương. Nhiều người thấy tôi bỏ ra số vốn lớn để đầu tư cũng tỏ ra ái ngại, nhưng ý tôi đã quyết thì nhất định sẽ làm tới cùng” - ông bộc bạch.
May mắn là thời điểm đó giá cá sấu lên đến 180.000 đồng/kg, đây được xem là giá cao kỷ lục nên ông Trương Thanh Mai đã thành công ngay vụ đầu tiên, với lợi nhuận gần 100 triệu đồng. "Thừa thắng" xông lên, chỉ ở vụ thứ hai ông đã tăng đàn lên 400 con, sau vài năm lại tăng lên 1.600 con.
“Những năm sau tuy vẫn có lợi nhuận nhờ tìm được thương lái thu mua để xuất sang Trung Quốc, nhưng số người nuôi cá sấu ngày một tăng. Vấn đề đặt ra lúc này là tôi phải nghiên cứu để không bị động khi giá giảm” - ông Mai cho hay.
Ông Trương Thanh Mai sở hữu trang trại cá sấu lên đến 40.000 con.
Theo ông Trương Thanh Mai, nghề nuôi cá sấu đã giúp nhiều người làm giàu, nhưng cũng khiến không ít người phải lâm vào cảnh nợ nần. Bản thân ông chứng kiến nhiều đợt biến động về giá khiến người nuôi điêu đứng. Ông nhận ra rằng mình không thể phụ thuộc đầu ra vào thương lái mà phải có hướng đi riêng. Chính nhờ cách nghĩ, cách làm khác người, nhất là sự tính toán hợp lý trong sản xuất, trong đợt cá sấu rớt giá vào năm 2002, trang trại của ông Mai vẫn trụ vững với đầu ra ổn định. Bí quyết của ông là chuyển sang bán con giống thay vì chỉ tập trung vào bán cá sấu thương phẩm như trước.Hiện nay, trang trại của gia đình ông Trương Thanh Mai đã có tổng đàn ổn định khoảng 40.000 con cá sấu, trong đó có khoảng 2.000 con loại bố mẹ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ông Mai đang nuôi cá sấu theo quy trình khép kín trên diện tích gần 4ha với hệ thống chuồng trại kiên cố.
Ông cho biết: “Trong sản xuất nhất định phải có phương án, có sự tính toán, ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có hướng đi khác nhau. Ngoài nuôi thương phẩm, trang trại của tôi còn nuôi cá sấu sinh sản. Cá sấu mẹ đẻ từ 50 đến 55 trứng/lứa, sau thời gian ấp là 70-75 ngày, cá sấu nở đạt tỷ lệ 70-80%. Cá sấu ở độ tuổi từ 7 đến 10 sẽ có khả năng sinh sản tốt nhất”.
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại với những dãy chuồng được thiết kế bài bản, an toàn và kiên cố khiến chúng tôi choáng ngợp và nể phục tư duy của người nông dân này. Tại đây, ông Mai dành một phần diện tích để làm ao lắng, ao xử lý nước và ao nuôi cá rô phi dùng làm thức ăn cho cá sấu. Các chuồng nuôi đều được bố trí hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Nước xả từ các chuồng nuôi sẽ theo mương dẫn xuống ao chứa nước, sau đó được xử lý trong 15 ngày rồi mới đưa vào ao nuôi cá rô phi; phân cá sấu được xử lý bón cho cây ăn trái.
Bao tiêu sản phẩm cho nông dân
Qua nhiều năm gắn bó với nghề cùng bao thăng trầm, ông Trương Thanh Mai đã xây dựng được quy trình nuôi cá sấu mang lại hiệu quả cao. Từ đó, ông nhiệt tình hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại, cho ăn, quản lý, chăm sóc và phòng trị bệnh cho bà con nông dân xung quanh.
Ông Mai cho rằng, trong quá trình nuôi cá sấu, nông dân phải chú ý phòng bệnh thật kỹ; định kỳ trộn vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng và giúp cá dễ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chuồng trại nuôi phải được sát trùng 1 tháng/lần, mật độ nuôi khoảng 2m2/con sẽ giúp chúng phát triển tốt.
“Điều kiện tự nhiên của các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp cho loài cá sấu sống và phát triển. Tuy nhiên, bà con cũng chú ý là cá sấu không chịu được lạnh, trong những tháng trời lạnh thì nên chong thêm đèn. Ao chuồng thiết kế nên làm ở dạng nửa khô, nửa nước..." - ông Mai chia sẻ.
Cùng với việc nuôi cá sấu thương phẩm, sinh sản, hằng năm trang trại của ông Mai còn thu mua cho nông dân xung quanh khoảng 100.000-120.000 con cá sấu thương phẩm. Ngoài ra, trang trại còn cung cấp khoảng 100.000 con giống chất lượng ra thị trường. Theo ông Trương Thanh Mai, trong sản xuất, người nuôi cá sấu vẫn còn thói quen chạy theo phong trào, thấy giá cao thì ồ ạt nuôi, giá giảm lại treo ao, bỏ nghề. Đây là cách sản xuất rất tai hại, cái cần nhất trong nghề này là phải nắm bắt được thị trường, không nên ham tăng đàn dẫn đến cung vượt cầu, giá đương nhiên giảm.
Ông Mai trăn trở: “Ngoài sản xuất ồ ạt, thiếu nắm bắt thông tin thị trường, nông dân mình còn nhẹ dạ cả tin. Ở những thời điểm giá cá sấu giảm, nhiều gian thương đã lợi dụng điểm yếu của người nuôi là sợ ế hàng nên ép giá. Nhiều năm nay, tôi luôn cố gắng thu mua cho bà con với giá tốt để mong họ bám nghề và sống được với nghề”.
Hiện tại, cá sấu thương phẩm có giá khoảng 140.000 đồng/kg (loại 1, từ 15kg trở xuống), 130.000 đồng/kg (loại 2, 5-25kg); giá cá giống trung bình khoảng 300.000 đồng/con (cá từ 30 đến 32cm). Ông Mai nhẩm tính, với giá cá sấu thương phẩm loại 1 khoảng 140.000 đồng/kg là nông dân đã có lãi. Song song với việc sản xuất con giống cung cấp thị trường nội địa, ông Mai còn đẩy mạnh xuất khẩu cá sấu thương phẩm sang Trung Quốc, với doanh thu trên chục tỷ đồng/năm.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2013, khi có được chứng nhận CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), cũng là lúc ông Trương Thanh Mai tính đến việc xuất khẩu da cá sấu và sản xuất các sản phẩm từ da. Hiện tại, trang trại của ông Mai đã sản xuất, xuất khẩu da qua chế biến và các sản phẩm mỹ nghệ từ da cá sấu sang thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… Nhờ vậy đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 150 lao động.
Theo ông Trương Thanh Mai, các sản phẩm từ da cá sấu rất được khách hàng ở các nước tin tưởng. Đây là hướng đi lâu dài của trang trại, từ đó góp phần ổn định đầu ra cho nông dân địa phương và các khu vực lân cận.
“Việc đa dạng hóa sản phẩm khiến người nuôi cá sấu không phụ thuộc vào thương lái và nâng cao giá trị con cá sấu. Từ đó giúp người nuôi có được thu nhập ổn định. Đồng thời, khi có biến động về giá, người chăn nuôi vẫn làm chủ được tình hình, ổn định sản xuất’’ - ông Mai bộc bạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo