Đề xuất loạt giải pháp gỡ khó cho xuất khẩu nông sản
Đà Nẵng: Bổ sung 2 khu đất lớn ở trung tâm thành phố đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 / Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chúng ta đang tự gây phức tạp cho hoạt động xuất khẩu
Khó khăn trong xuất khẩu nông sản
Trong ”Báo cáo sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, tháng 8, kim ngạch XK ước đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 21,6% so với tháng 8/2020 và giảm 22,0% so với tháng 7/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt trên 60,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) ước đạt 32,13 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu (NK) ước khoảng 28,8 tỷ USD, tăng 44,1%; xuất siêu nông sản chỉ đạt khoảng 3,35 tỷ USD, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7 do dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh ở nhiều địa phương nên việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu nhiều nông sản.
Đối với các thị trường xuất khẩu trọng điểm: Tình trạng thiếu container rỗng, tăng giá cước vận tải đã tác động đến tiến độ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Đông Bắc Á cũng như nhập khẩu nguyên liệu (thủy sản, điều, gỗ) để phục vụ chế biến xuất khẩu.
Cùng với đó ngành nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với một loạt những khó khăn kéo dài do dịch bệnh COVID-19 bùng phát như: Việc tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng còn hạn chế. Cần có sự điều chỉnh để tạo điều kiện cho xuất khẩu như chính sách thuế giá trị gia tăng (diện mặt hàng chịu thuế, thời gian, thủ tục hoàn thuế), chính sách thuế nhập khẩu đối với một số nguyên phụ liệu. Chi phí của nền kinh tế còn cao (chi phí lãi suất, chi phí vận tải, mức thu các loại phí cảng còn cao) làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Việc vận chuyển nông sản và vật tư đầu vào vẫn còn gặp khó khăn, bất cập làm tăng chi phí. Nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu đã bắt đầu diễn ra, các nhà máy chế biến thiếu lao động, chi phí phát sinh cao khi thực hiện “3 tại chỗ”, công suất chế biến chỉ đạt trung bình 30 – 40%, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không đảm bảo điều kiện phòng chống dịch.
Đối với thị trường Trung Quốc: Mặc dù Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, tuy nhiên nhiều loại nông sản chủ lực, có lợi thế vẫn chưa được Trung Quốc cấp phép chính ngạch, mở cửa thị trường về kỹ thuật (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, sứa ướp muối, tôm sú, tôm thẻ ướp đá) để tận dụng các ưu đãi này.
Trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao, để phát triển xuất khẩu bền vững, các địa phương cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.
Hiện nay, hệ thống kho bãi tại cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu lưu hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hệ thống kho lạnh chưa được đầu tư. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang tải hàng hóa còn thiếu, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời chủ yếu bằng thủ công là chính, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá; cửa khẩu quốc tế đường sắt không phát huy được lợi thế do khác biệt về khổ đường ray.
Xuất khẩu nông sản vẫn gặp “khó” do dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản vẫn duy trì thói quen buôn bán thời vụ, manh mún thông qua hình thức “trao đổi cư dân biên giới”, về lâu dài chưa phù hợp trước sự thay đổi quyết liệt của bạn.
Mặt khác, Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt khu vực cửa khẩu biên giới đất liền để phòng, chống dịch COVID-19 tác động đến tiến độ thông quan hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.
Đề xuất giải pháp để gỡ "khó" cho xuất khẩu nông sản
Từ những khó khăn trên, Bộ NN-PTNT đề xuất một loạt những giải pháp nhằm gỡ khó cho xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. Cụ thể:
Đề nghị Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở cửa thị trường, bổ sung các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến) vào nội dung các cuộc đàm phán Lãnh đạo cấp cao giữa hai nước. Bên cạnh đó, chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 01/01/2022.
Đối với các thị trường khẩu trọng điểm, đề nghị Bộ Công Thương tăng cường, đa dạng hóa công tác xúc tiến xuất khẩu nông, lâm thủy sản qua các sàn thương mại điện tử. Nâng cao năng lực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên môi trường số cho cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số trong công tác XTTM xử lý có hiệu quả tình trạng thiếu container rỗng phục vụ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Đông Bắc Á và nhập khẩu nguyên liệu về để phục vụ chế biến xuất khẩu.
Riêng với thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương cần chỉ đạo các địa phương, điều tiết hợp lý lượng hàng hóa khi vào mùa vụ thu hoạch đưa lên các cửa khẩu nhằm tránh ùn ứ, bị ép giá, hư hỏng hàng hóa đặc biệt là nhóm trái cây mùa vụ; Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh phân phối của Trung Quốc thông qua hình thức trực tuyến, từ xa trong bối cảnh điều kiện dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các địa phương cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải; Thành lập kho ngoại quan, kho bảo quản, dịch vụ thương mại điện tử tại các cửa khẩu thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản xuất khẩu; Phối hợp thông tin kịp thời cho các địa phương có vùng trồng, giảm tải phân luồng tránh ùn tắc xe vận chuyển nông sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng