Bất động sản

Xây dựng nhà không phép vẫn 'nóng' ở TP.HCM

DNVN - 7 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã giảm hơn 75% so với cùng kỳ nhưng tình trạng xây nhà không phép, sai phép vẫn còn phức tạp.

Bắt giám đốc Công ty Rồng Đất vẽ “dự án ma” rồi lừa bán cho khách hàng / Sai phạm KDC Nhơn Đức: Công ty Vạn Phát Hưng vi phạm nghiêm trọng về thuế

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, 7 tháng đầu năm 2020, tại thành phố có 463 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó có 189 công trình sai phép và 274 công trình không phép, bình quân 21,1 vụ/ngày.

So với 6 tháng đầu năm 2019 (thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 23), số vụ vi phạm giảm 6,4 vụ/ngày, tỉ lệ giảm 75,3%.

Trong số các quận huyện dẫn đầu về vi phạm trật tự xây dựng, quận 9 đứng đầu danh sách với 70 vụ, tiếp theo là Thủ Đức có 61 vụ, huyện Bình Chánh có 39 vụ…

Huyện Bình Chánh luôn là điểm nóng về xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn thành phố. (Ảnh: CT)

Huyện Bình Chánh luôn là điểm nóng về xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn thành phố. (Ảnh: CT)

Sở Xây dựng thành phố đánh giá số vụ vi phạm trật tự xây dựng tại huyện Bình Chánh tuy giảm nhưng tình trạng vi phạm xây dựng phức tạp.

Sở Xây dựng được giao phối hợp cùng cơ quan chức năng xây dựng quy trình xử lý đặc biệt khi có thông tin chuyển nhượng đất trái phép tại xã Vĩnh Lộc A và vụ việc tương tự có thể đang xảy ra để làm mẫu cho 24 quận, huyện. Trong đó phải xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức.

Cuối tháng 7/2020, UBND TP.HCM đã giao UBND huyện Bình Chánh ban hành quy trình cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn. Thành lập tổ công tác, xây dựng kế hoạch cưỡng chế công trình vi phạm xây dựng, đất đai tại huyện từ nay đến cuối năm.

Sở Xây dựng thành phố cho biết thêm, một trong những giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng xậy dựng không phép, sai phép là giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp.

 

Hiện Sở Xây dựng đang chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm. Đồng thời, nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ cho người thu nhập thấp có nhà ở.

Ngoài ra, tìm kiếm những đối tác từ các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hỗ trợ thành phố trong phát triển nhà ở cho người nghèo ở các khía cạnh khác nhau như: xây dựng, vốn vay, việc làm,…

Một vấn đề trọng tâm Sở Xây dựng TP.HCM tiếp tục thực hiện thời gian tới là tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Về biện pháp cưỡng chếngừng cung cấp dịch vụ điện, nướctại công trình vi phạm xây dựng, Sở vẫn đang chờ Quốc hội bổ sung nội dung này vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Một vấn đề trọng tâm Sở Xây dựng TP.HCM tiếp tục thực hiện thời gian tới là tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Về biện pháp cưỡng chế, ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại công trình vi phạm xây dựng, Sở vẫn đang chờ Quốc hội bổ sung nội dung này vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với các công trình vi phạm xây dựng đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục thi công, Sở Xây dựng yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo tịch thu phương tiện, vật liệu để ngăn chặn. Niêm phong thiết bị máy móc, cô lập khu vực vi phạm tại công trình khi chủ đầu tư, nhà thầu không chấp hành ngừng thi công.

 

Trường hợp chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chống đối, không chấp hành thì lập thủ tục chuyển cơ quan cảnh sát điều tra theo Luật Hình sự và hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của Bộ Công an.

Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm