Thị trường

Bình Định: Ba đời nuôi bò, trai trẻ thích gì không thích lại thích học nuôi bò

Phúc không kể nhưng hàng xóm của anh cười cười rồi tiết lộ, nhà nó nuôi bò có tiếng ba đời, không chuyện gì trong nghề nuôi bò là không rành, nhưng Phúc tuyên bố đi học nghề thú y để chăn nuôi bò bài bản hơn. Nghe nó nói ai cũng cười ngất cho là nó nói cho vui. Ai dè nó đi học thiệt, học xong nó về làm cũng bài bản thiệt.

Sơn La: Nuôi loài gà chỉ sợ kêu điếc tai chứ đầu ra không phải "đau đầu" / Bà Rịa - Vũng Tàu: Tỷ phú đất Tóc Tiên, 80 tuổi vẫn nuôi 400 tấn cá bằng....mỳ tôm vụn

Phúc kể: Nhà tôi có nghề nuôi bò từ đời ông bà nội, rồi đời cha mẹ tôi cũng nhờ con bò mà có nguồn dư lo cho anh em tôi ăn học. Chính vì vậy, việc tôi thích nuôi bò không có gì lạ.

Sinh ra và lớn lên ở xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) - một xã thuần nông, từ nhỏ đã phụ ba mẹ chăn nuôi bò, không biết từ lúc nào chàng thanh niên Nguyễn Lưu Phúc thích nuôi bò.

1

Đàn bò của anh Phúc luôn đủ ăn, cân đối dinh dưỡng và được chăm sóc, phòng bệnh tốt.

Tôi đến thăm gia trại của chàng trai 21 tuổi, những con bò béo tốt căng tròn cỏ trong chuồng. Phúc nhanh nhẹn bảo, vừa nói chuyện vừa làm, để lũ bò nó chờ tội lắm. Vừa tắm cho bò, Phúc vừa kể: Tốt nghiệp Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Định xong, từ lời giới thiệu của Đoàn thanh niên xã, Phúc được nhận hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình nông thôn mới để thực hiện mô hình chăn nuôi bò.

Khởi đầu thuận lợi với 25 triệu đồng ấy cộng với tiền vay thêm và nguồn cỏ giống đã chuẩn bị sẵn từ khi còn đang đi học, Phúc mua 10 con bò thịt giá 150 triệu đồng, xây dựng chuồng trại với diện tích gần 100 m2.

Kết hợp những bí quyết truyền thống của gia đình với những kiến thức trường lớp, việc đầu tiên Phúc thực hiện là phòng bệnh tối đa cho bò và mở rộng diện tích trồng cỏ.

Phúc kể: “Tôi làm tới 10 sào lúa để đảm bảo nguồn thức ăn thô, để đảm bảo phần thức ăn xanh tôi trồng thêm 10 sào cỏ. Đừng nghĩ trồng cỏ là đơn giản, theo kiến thức đã có cộng với những gì thu nhận được từ những lớp tập huấn do xã tổ chức, tôi chọn trồng 2 loại cỏ: Mulato và Mombasa Ghine. Tại một số thời điểm, mình còn phải xay lúa để bò ăn thêm để đảm bảo dinh dưỡng”.

 

Đàn bò của Phúc luôn đủ ăn, cân đối dinh dưỡng và được chăm sóc, phòng bệnh tốt nên chỉ sau gần một năm trong tay Phúc, tuy chưa đến thời điểm xuất chuồng, nhưng Phúc cho hay bán ngay bây giờ đã chắc lãi khoảng 100 triệu đồng.

Chưa bán lứa bò này nhưng Phúc đã gầy thêm 6 con lứa mới. Nguyễn Lưu Phúc tâm đắc: Kinh nghiệm nuôi bò thì rất quý. Nhưng thời buổi này cứ cậy mãi vào kinh nghiệm nuôi bòthì không đua nổi với thiên hạ. Vả lại các tiến bộ KHKT rất sẵn, chính quyền và các ngành động viên, hỗ trợ mình thực hiện, thiếu kiến thức gì thì lên trên mạng học hỏi.

"Sắp tới khi đầy đủ điều kiện tôi sẽ tìm cách mua nuôi những giống bò mới, bình quân nặng cả tấn, tỷ lệ thịt cao, như BBB của Bỉ, Red Angus của Úc…", Nguyễn Lưu Phúc.

Theo Báo Bình Định
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm