Thị trường

Bloomberg: Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi có cơ hội tăng trưởng dương

Hãng truyền thông Bloomberg nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có cơ hội tăng trưởng dương trong năm 2020.

Bắc Kạn: Nông dân làm giàu nhờ giống bí xanh thơm / Đắk Lắk: Thu hàng trăm triệu đồng/năm từ cây mắc ca

Theo Bloomberg, Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi có cơ hội tăng trưởng dương. (Ảnh minh họa: VGP)

Theo Bloomberg, Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi có cơ hội tăng trưởng dương. (Ảnh minh họa: VGP)

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 của Việt Nam so với tháng trước tăng tới 6,5%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm mạnh từ 47,6 điểm của tháng 7 về 45,7 điểm trong tháng 8. Điều này cho thấy các nhà máy đang thận trọng với một số rủi ro thương mại.

Bloomberg cho rằng, mọi thứ cũng có thể trở nên đặc biệt phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khi thúc đẩy đầu tư và nhu cầu hàng hóa trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bloomberg: Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi có cơ hội tăng trưởng dương - Ảnh 1.

Việt Nam có vị trí thuận lợi để thoát khỏi bẫy kinh tế COVID-19. (Ảnh: Báo Đầu tư)

 

Trong một bài viết mới đây, Tạp chí The Economist của Anh cũng đã có những nhận định rất tích cực về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Theo Tạp chí Economist, năm 2020 là thời điểm tốt mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa", mô tả việc các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu, do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp.

Tuy nhiên, năm nay sẽ có chút khác biệt do tác động của đại Rất ít nền kinh tế mới nổi phát triển, nhưng vì các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái nhanh hơn nên khoảng cách giữa các nền kinh tế đang phát triển với các nền kinh tế phát triển vẫn được thu hẹp. Bài viết nhận định một số nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng, đó có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.

Căn cứ vào nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, bài viết nêu rõ Việt Nam có vị trí thuận lợi để thoát khỏi bẫy kinh tế COVID-19.

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã tạo đủ không gian tài khóa để thực hiện biện pháp kích thích tài khóa đầy tham vọng. Do đó, Chính phủ có thể nâng cao cả tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn bằng cách chi tiêu nhiều hơn và tốt hơn.

 

Thứ hai, bằng cách đi đầu trong cuộc chiến chống lại COVID-19, Việt Nam đã gia tăng dấu ấn của mình đối với nền kinh tế thế giới, từ đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các cú sốc khác trong tương lai.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm