Bộ Công thương mời doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam
Sắp có chỉ số giá bất động sản / Tháng 4/2019: Nhiều biến động đẩy CPI tăng
Năm 2019, Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh) và các đơn vị phối hợp (Sở Công Thương tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam) phối hợp với Hiệp hội Lương thực Trung Quốc tổ chức mời Đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc kết nối, giao thương và tham gia các hoạt động XTTM gạo từ ngày 5-10/5/2019.
Đoàn Trung Quốc có khoảng 20 đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc do đại diện Hiệp hội Lương thực Trung Quốc làm trưởng đoàn.
Chương trình làm việc ngoài hoạt động thăm thực địa một số cơ sở xay xát, chế biến gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp sẽ có hội thảo giao thương tại tỉnh An Giang vào ngày 9//5/2019.
Đoàn doanh nghiệp Trung Quốc dự hội nghị với tỉnh Long An vào năm 2018. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An |
Trước đó, trong giai đoạn từ năm 2016-2018, Bộ Công Thương đã mời 4 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu cầu tiêu thụ lớn sản phẩm gạo Việt Nam như: An Huy, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, thành phố Trùng Khánh vào giao dịch mua hàng, thăm quan thực địa tại các địa phương có sản lượng gạo hàng hóa lớn và tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.
Việc Trung Quốc siết gạo nhập khẩu khiến gạo Việt Nam sang thị trường này ngày càng khó. Đặc biệt, theo thông tin từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), từ giữa năm 2019, gạo Việt Nam muốn vào Trung Quốc phải đảm bảo các quy định như thời gian xông trùng phải đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở của Trung Quốc kiểm nghiệm; bao bì, nhãn mác phải ghi đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa theo thông lệ quốc tế và phải được cơ quan kiểm nghiệm của quốc gia này đóng dấu.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã quyết định tăng thuế nhập khẩu gạo từ các nước Đông Nam Á. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2018, thuế suất nhập khẩu các loại gạo là 40-50%, chỉ riêng gạo tấm là 5%.
Hồi năm 2017, Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc đã chính thức cho phép tổng cộng 22 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu gạo chính ngạch sang quốc gia này. Tuy nhiên, để có “giấy thông hành”, các doanh nghiệp này phải đáp ứng những đòi hỏi của họ bao gồm việc tất cả các lô gạo phải được cơ quan chức năng của Trung Quốc kiểm tra chất lượng - từ vùng trồng, nhà máy sản xuất, cho đến kho bãi và công tác khử trùng, trước khi gạo được xuất sang nước họ.
Việc tổ chức mời các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc sang làm việc trực tiếp với doanh nghiệp trong nước là cách thức giúp hai bên có cơ hội tìm hiểu, xúc tiến các hợp đồng mua bán có lợi, thông qua việc thực hiện ký kết các hợp đồng cụ thể.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, việc xúc tiến mời doanh nghiệp Trung Quốc sang giao dịch chỉ là một bước giải nguy, thụ động nếu phía Việt Nam không giải quyết được chắc chắn đầu ra cho sản phẩm trước.
Trong trường hợp các điều khoản hợp đồng thực hiện không chặt chẽ, cuối cùng gạo Việt Nam vẫn phải bán rẻ, người nông dân chịu thiệt.
Chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, các doanh nghiệp kinh doanh trong nước khi làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc cần phải có những đơn vị tư vấn pháp luật trong quá trình ký kết hợp đồng để tránh bị động vàthiệt thòi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Đà Nẵng: Lượng khách du lịch lưu trú qua đêm tăng mạnh
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt