Bổ sung hành lang pháp lý, thúc đẩy vay tiêu dùng
Giá heo hơi ngày 20/4/2023: Tiếp tục tăng mạnh / Hướng tới lập đường bay trực tiếp Việt Nam - Séc
Thông qua kênh tiêu dùng, từ cho vay mua, sửa chữa nhà cửa tới các mục đích cá nhân khác, tín dụng tiêu dùng góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đang đặt ra với lĩnh vực này như khả năng thu hồi nợ, cách thức thu hồi nợ, hay tình trạng các đơn vị cho vay tiêu dùng núp bóng với công ty tài chính tiêu dùng chính thống… Thực tế này đòi hỏi bổ sung thêm hành lang pháp lý, hình thành thị trường mua bán nợ tiêu dùng giúp thị trường tài chính tiêu dùng hoàn thiện hơn.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn hiện đạt hơn 933.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,3 tổng dư nợ. Trong đó, cho vay thông qua các công ty tài chính tiêu dùng là 104.000 tỷ đồng. So với tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân 5 năm gần đây, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng đang chậm lại từ cuối năm 2022.
Ông Nguyễn Hoàng Minh - Trưởng Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh cho biết: "Hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp chính thống đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép bị đánh đồng với các công ty hoạt động trái pháp luật. Tăng trưởng của các công ty tài chính tiêu dùng trong quý IV/2022 và cả quý I năm nay tăng trưởng rất thấp".
Cần bổ sung thêm hành lang pháp lý, hình thành thị trường mua bán nợ tiêu dùng giúp thị trường tài chính tiêu dùng hoàn thiện hơn. Ảnh minh họa.
Tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chững lại, có thể lý giải một phần từ tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố chậm lại trong quý I vừa qua. Bên cạnh đó, lãi suất cao, chưa kể nhiều loại phí, cùng lo ngại từ thực tế đòi nợ của những trường hợp vaytín dụng đenkhiến nhiều người ngần ngại hơn.
"Chúng ta phải chú ý đơn vị cho vay phải là đơn vị hợp pháp. Cái thứ hai chúng ta xem hợp đồng như thế nào. Chúng ta cũng phải xem những điều khoản của hợp đồng, xem trường hợp xấu nhất không trả được nợ sẽ như thế nào", Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết.
Các chuyên gia kinh tế, pháp lý tham dự "Tọa đàm Tín dụng Tiêu dùng: Cho vay và thu hồi đúng luật" vừa được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, xây dựng thị trường mua bán nợ tiêu dùng nhằm phát huy tính hiệu quả của kênh tín dụng tiêu dùng này. Đặc biệt, cần hỗ trợ người dân, đặc biệt là các công nhân, người lao động tiếp cận các kênh tín dụng tiêu dùng chính thống.
Hiện người lao động, các hộ nghèo đang được tiếp cận tín dụng tiêu dùng ưu đãi nhất nhất thông qua Tổ chức Tài chính Vi mô CEP trực thuộc Tổ chức Công đoàn. Lãi vay thông qua CEP dao động từ 0,4 - 0,75%/tháng, tương đương 4,8 - 9%/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam