Cơ hội cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vượt khó
Biệt thự nghỉ dưỡng: Xu hướng chia sẻ doanh thu dần thay thế chia sẻ lợi nhuận / Đà Nẵng – Quảng Nam: Hạn hán, xâm nhập mặn sớm đe dọa sản xuất nông nghiệp
Phục hồi sau hai năm ảm đạm
Theo Savills Việt Nam,các đơn vị quản lý quốc tế đã góp phần đáng kể cải thiện tình hình thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng trên địa bàn Đà Nẵng. 6 tháng cuối năm 2022, các khách sạn được quản lý bởi các thương hiệu như Pullman, Novotel, Grand Mercure… có giá phòng trung bình cao hơn 40% và công suất thuê cao hơn 8 điểm % so với các dự án thương hiệu trong nước và tự quản lý.
Đối với biệt thự nghỉ dưỡng, các thương hiệu InterContinental Hotels Group (IHG), Furama, Accor, Hyatt và Fusion chiếm ưu thế trong nguồn cung.
Nghị định 10/2023/ND-CP đã đưa ra cơ sở pháp lý để giải quyết vướng mắc về cấp quyền sở hữu đối với condotel, officetel, biệt thự nghỉ dưỡng ...
Cụ thể, theo Savills Việt Nam, bên cạnh những cơ hội rộng mở thị trường BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng vẫn có những thách thức về nguồn vốn và pháp lý khiến các nhà đầu tư thận trọng. Trong thời gian vừa qua, thị trường ghi nhận tình trạng rao bán khách sạn, nhất là trên tuyến đường ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và trung tâm TP.
Theo lý giải, sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều chủ sở hữu khách sạn gặp khó khăn về dòng tiền. Hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng khôi phục chậm do du khách có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Điều này đã gia tăng áp lực trong việc duy trì hoạt động vận hành, đặc biệt với các chủ đầu tư vừa và nhỏ.
Tuy nhiên theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, các khách sạn hiện đang rao bán ở Đà Nẵng hầu hết thuộc đầu tư cá nhân, bị sức ép lãi vay và khả năng cạnh tranh. Đây có thể xem là cơ hội từ phía người mua, để họ có thể cân nhắc kế hoạch cụ thể về quy hoạch và phát triển các dự án này nhằm đáp ứng xu hướng khách du lịch chất lượng cao hơn và bền vững hơn.
Nghị định 10/2023/ND-CP mở ra cơ hội tạo chuyển biến
Ngoài ra, theo ông Matthew Powell, vấn đề của BĐS nghỉ dưỡng không chỉ ở thỏa thuận bán - mua mà còn ở góc độ pháp lý, nguyên nhân chính khiến nguồn cung hạn chế và tạo ra tâm lý e ngại của người mua. Tuy nhiên Nghị định 10/2023/ND-CP (ngày 3/4/2023) đã đưa ra cơ sở pháp lý để giải quyết vướng mắc về cấp quyền sở hữu đối với condotel, officetel, biệt thự nghỉ dưỡng và các tài sản khác xây dựng trên đất thương mại dịch vụ sử dụng cho mục đích lưu trú, du lịch.
Trong đó, các công trình lưu trú du lịch xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ sẽ được cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng điều kiện pháp luật về đất đai, xây dựng, kinh doanh BĐS.
Nhận định về những tác động từ Nghị định 10/2023/ND-CP tới thị trường BĐS nghỉ dưỡng nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng, bà Đỗ Thu Hằng cho rằng thị trường đã trải qua thời gian dài trầm lắng. Việc thiếu khung pháp lý là rào cản lớn nhất để tạo đà phục hồi cho phân khúc này. Do đó, Nghị định 10/2023/ND-CP sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng có hướng dẫn về trình tự, thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ.
“Đây cũng được xem là tiền đề để các chủ đầu tư và các nhà đầu tư hiểu rằng trong thời gian tới, định hướng về pháp lý của sản phẩm sẽ có những bước chuyển biến. Từ đó tạo đà phục hồi cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng trêni thị trường cả nước nói chung và tại thị trường Đà Nẵng nói riêng”, bà Đỗ Thu Hằng nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Xuất khẩu cá ngừ vượt mốc 90 triệu USD/tháng
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam