Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2023: Nhiều gam màu sáng
Giá vàng ngày 23/12/2023: Tiếp tục tăng cao phiên cuối tuần / Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để phát sinh lợi ích nhóm, tiêu cực trong tăng trưởng tín dụng
Nhiều nông sản kỳ vọng gia nhập "câu lạc bộ" tỷ USD
Cuối năm luôn là thời gian dành để nhìn lại những kết quả đã đạt được trong năm qua. Điểm lại 3 động lực chính của nền kinh tế thời gian qua thì đầu tư công có thể nói là đã có một khởi đầu không mấy suôn sẻ nhưng đã có những bước chuyển mình rất mạnh mẽ với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước sau 11 tháng đạt gần 620 tỷ USD, trong đó xuất siêu gần 26 tỷ USD. Điểm sáng nhất có thể kể đến là một số mặt hàng nông sản đạt kỷ lục xuất khẩu như gạo, sầu riêng…
Sau khi Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng, xuất khẩu mặt hàng này đã tăng đột biến nằm ngoài sức tưởng tượng của các doanh nghiệp rau quả. Trong khi đó, dưa hấu vừa chính thức được cấp "visa" xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là tín hiệu rất mừng cho doanh nghiệp và người trồng dưa.
Đặc biệt, hai nước đang đàm phán mở cửa thêm một loạt các sản phẩm nông sản như bưởi, dừa, hoa quả đông lạnh, giúp nhiều mặt hàng kỳ vọng sẽ gia nhập "câu lạc bộ" tỷ USD trong thời gian tới.
Sau khi Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng, xuất khẩu mặt hàng này đã tăng đột biến. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Gạo Việt Namtrước cơ hội làm chủ thị trường
Xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Theo đơn vị theo dõi kiểm dịch, trong vài năm trở lại đây không có bất kỳ lô hàng gạo nào của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó khẳng định nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng các quy định quốc tế đối với mặt hàng này.
Năm 2023 cũng là năm có mức giá xuất khẩu bình quân cao nhất lịch sử hơn 30 năm Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Hơn 90% gạo Việt xuất khẩu hiện nay là hàng chất lượng cao, khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Thành công của ngành lúa gạo Việt Nam là sự kết tinh từ những đóng góp không mệt mỏi của những người nông dân trồng lúa, các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, đặc biệt là hàng loạt cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, đã đánh thức tiềm lực của ngành hàng lúa gạo.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn. Ảnh minh hoa - Ảnh: Dân trí.
Đằng sau việc giá lúa tăng lên mức kỷ lục, vẫn còn đó những nỗi lo mà bất cứ ai trong ngành cũng không thể đứng ngoài. Câu chuyện liên kết, chia sẻ lợi nhuận một cách hài hòa lại được nhắc đến nhiều.
Trong khi dư địa nâng cao thu nhập của nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi lúa gạo không còn nhiều thì việc áp dụng công nghệ là điều đặc biệt quan trọng để giữ cho hạt lúa không bị mất phẩm chất từ khi thu hoạch đến tay người tiêu dùng.
Sức mạnh của người tiêu dùng
Động lực còn lại là chi tiêu tiêu dùng. 15 năm từ khi bắt đầu được triển khai, dưới sự chỉ đạo sát sao, bài bản của Đảng, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của doanh nghiệp và người dân.
Không còn ở thế yếu so với hàng ngoại như những năm trước, sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động, tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng lên mạnh mẽ. Theo như cách một chuyên gia gọi đó là "Sức mạnh của người tiêu dùng".
Một điều đáng chú ý trên thị trường tiêu dùng nội địa trong những năm gần đây là sức mạnh đã dịch chuyển từ người bán sang người mua. Khách hàng sẽ mua những sản phẩm mà họ cần theo nhu cầu thực tế, lúc họ muốn, không nhất thiết là dịp lễ Tết và theo cách họ thích, trực tiếp hay trực tuyến. Người tiêu dùng ngày càng thông minh và sáng suốt nên càng thấu hiểu họ, doanh số của doanh nghiệp sẽ càng tăng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023 và sang năm 2024, phải quan tâm đến thị trường trong nước như là một lực lượng để bảo đảm cho nền kinh tế có nền tảng phát triển vững chắc.
Trong đó, cần có những giải pháp đặc biệt để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, cần tạo ra đột phá, cú hích mạnh cho chương trình kích cầu tiêu dùng, tạo nên khí thế mới, niềm tin mới.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài mở rộng tham gia vào thị trường Việt Nam
Nam nay, tình hìnhthu hút FDIcũng rất đáng chú ý. Năm nay đánh dấu một năm mà các hoạt động đối ngoại lãnh đạo cấp cao diễn ra sôi động, những cụm từ như "dọn ổ đón đại bàng", "rồng đã vào nhà"… thường xuyên xuất hiện để nói về xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài mở rộng tham gia vào thị trường Việt Nam.
Việt Nam đã thể hiện rõ sự chào đón, quyết tâm, đối tác thì thể hiện nguyện vọng, quan tâm trong thiết lập những cứ điểm mới, cơ hội hợp tác mới tại Việt Nam.
Báo Đầu tư có bình luận: "Sau 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang có cơ hội lịch sử để đón dòng vốn chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, qua đó góp phần quan trọng "nâng chất" nền kinh tế và hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng của dân tộc".
Nhưng khát vọng là một chuyện, cần hành động để biến giấc mơ đó thành hiện thực. Theo tờ Đầu tư, mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định". Một lần nữa nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang có lợi thế thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ triển vọng kinh tế tích cực, cũng như lợi thế về thương mại thông qua hệ thống các hiệp định thương mại tự do.
Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu gắn với công nghệ đang diễn biến nhanh hơn trong bối cảnh thế giới nhiều biến động càng khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang mở rộng tham gia vào thị trường Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)
Theo các chuyên gia, cải cách thể chế là một trong những thách thức đặt ra cho Việt Nam giai đoạn tới, bởi đây là yếu tố then chốt quyết định khả năng chống chịu của kinh tế. Đồng thời, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực và đạo đức công vụ có vai trò đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Theo tờ Tiền phong, trong bối cảnh này cần tập trung đầu tư nhân lực chất lượng cao như là cho ngành bán dẫn. Những cá nhân sáng tạo, khi được trang bị kiến thức và kỹ năng đúng đắn, có thể đối mặt và giải quyết những thách thức phức tạp. Đặc biệt, thế hệ trẻ thường có lý tưởng và tư tưởng lạc quan, khiến họ trở thành một nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo