Thị trường

Cá tra Việt Nam chiếm 91% thị phần tại Mỹ

(DNVN)-Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2018 của Việt Nam đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017. Mức tăng trưởng cao là, giá tăng,nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sản phẩm cá tra có giá trị tăng cao.

Hà Nội: Vận động 20 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường Tết Kỷ Hợi / Khánh Hoà: Đón thêm nhiều đường bay quốc tế mới ngay đầu năm

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể vẫn giữ mức2,2 tỷ USD trong năm 2019.


Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, Tổng Cục Thủy sản đang cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá tra phi lê chất lượng cao. Nghiên cứu, bổ sung thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng, để chất lượng cá tra phi lê cao hơn, cải tiến quy trình công nghệ chế biến, để sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu chất lượng tốt hơn.

Đồng thời Tổng cục Thủy sản cũng tập trung nghiên cứu chọn giống, cần thay thế đàn cá bố mẹ để nâng cao năng suất, chất lượng, truy suất nguồn gốc. Nâng cao các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, tận dụng các sản phẩm còn lại của chế biến để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có thể được phê duyệt vào đầu năm 2019. Nếu EVFTA được phê duyệt, thuế nhập khẩu sẽ được giảm từ mức hiện tại 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá philê đông lạnh và từ 7% xuống 0% trong 7 năm đối với cá philê đã chế biến.

Đối với thị trường Mỹ và EU, tiềm năng lớn gia tăng lợi nhuận với các sản phẩm có giá trị cao. Các sản phẩm ăn liền và nấu sẵn được ưa chuộng nhất tại hai thị trường này, nơi khách hàng có thu nhập cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm này là 22 - 25%, so với 12 - 16% của philê đông lạnh.

Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cũng hết sức lưu ý, không thể chủ quan khi thấy kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng, người dân lại ồ ạt đổ xô vào việc nuôi cá tra, dẫn đến dư thừa nguồn cung.

Hồ Khánh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm