Thị trường

Cấm cửa 'quá cảnh' một số mặt hàng phế liệu từ năm 2020

Để tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu phế liệu, Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 27/2019/TT-BCT quy định chi tiết danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Nợ thuế không có khả năng thu hồi lên tới hơn 39.000 tỷ đồng / 31 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ hưởng mức thuế 0%

phe lieu
Việt Nam tiếp tục siết chặt hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu phế liệu. ảnh: TL

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 41/2018 quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2019.

Thông tư 27/2019/TT-BCT sẽ thay thế Thông tư số 41/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Cụ thể, danh sách các phế liệu gồm nhiều loại thạch cao, xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt thép, xỉ hạt từ luyện kim, xỉ tro và cặn chứa kim loại, các chất hoá học được kích tạp dùng trong điện tử, tấm phiến - màng - lá - dải bằng nhựa, giấy loại hoặc bìa loại, tơ tằm phế liệu, phế liệu lông cừu, lông động vật, lông cừu, phế liệu bông, xơ nhân tạo, vản vụn, dây thừng, thuỷ tin vụn, mảnh sắt vụn, đồng vụn, niken vụn, mảnh vụn nhôm, crom, mangan…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm