Thị trường

Cần có cơ chế chia sẻ dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo

Tại Việt Nam, ngoài việc còn thiếu hụt nguồn nhân lực, dữ liệu lớn đang là một cản trở không nhỏ để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Giá cà phê trong nước tăng sau nhiều ngày giảm liên tiếp / Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Sau bao lâu tiếp tục nóng chuyện bỏ hay giữ

Theo một báo cáo của Microsoft, các doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác khoảng 5%. Trong 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát, cứ 10 người thì 4 người cho rằng mô hình kinh doanh hiện tại của họ sẽ chấm dứt trong 5 năm tới bởi trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tránh tụt hậu hiện không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành yếu tố quyết định với các doanh nghiệp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dữ liệu lớn được ví như là dầu mỏ công nghệ, là nguồn tài nguyên vô hạn của trí tuệ và nền kinh tế. Năm 2013, nhờ dữ liệu lớn, doanh thu của Amazon đạt 74 tỷ USD. Năm 2018, tính riêng mỗi quý, Google thu về hơn 25 tỷ USD. Mang lại hiệu quả kinh tế lớn, thế nhưng để ứng dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo lại không phải bài toán dễ dàng.

Chỉ trong vòng một tuần, tại 2 diễn đàn lớn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đều phải nhắc lại câu chuyện phân mảnh dữ liệu tại Việt Nam, khi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên này.

Nhằm tháo gỡ các nút thắt trước sự dịch chuyển của kinh tế dữ liệu, năm 2018, Chính phủ đã cho triển khai hệ tri thức Việt số hóa, một nền tảng dữ liệu mở quốc gia. Hiện nền tảng này đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu. Thứ trưởng Bùi Thế Duy cũng cho biết, tới đây sẽ có các quy định của thể về việc chia sẻ và khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu

Theo Trung tâm Tin tức VTV24/VTV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm