Canada: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhập khẩu đậu nành
Chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc bất ngờ giảm điểm sau tin tức hội nghị thượng đỉnh / Thoả thuận Mỹ - Triều bị hủy: Chứng khoán Việt Nam và châu Á “chìm" trong sắc đỏ
Ông Andrew Jones, thành viên Hiệp hội Đậu nành Canada chia sẻ tại hội thảo: Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng đậu nành thì hiệp hội đang tích cực vận động các chính sách thương mại và thị trường, nhất là các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển ngành đậu nành Canada.
Việc vận động chính sách được thực hiện bằng những tương tác trực tiếp với các bộ, nhành, nhất là bộ nông nghiệp và thực phẩm về các chính sách, tiếp cận và mở rộng thị trường.
Ông Jeff Barlow, chủ trang trại Barlow Famers, thành viên Hiệp hội Đậu nành Canada tiết lộ về chất lượng đậu nành Canada: Một trong những yếu tố khiến cho đậu nành Canada đạt chất lượng và xuất khẩu cho nhiều thị trường trên thế giới là thành quả của áp dụng khoa học công nghệ.
Các doanh nghiệp Việt Nam-Canada trao đổi tại hội thảo
Tất cả diện tích trồng đậu nành ở trang trại được quan sát từ vệ tinh, kịp thời phát hiện những khu vực bất thường để kịp thời xử lý. Tất cả quá trình sản xuất đều thực hiện bằng công nghệ tự động, sử dụng hệ thống dữ liệu big data để thực hiện quá trình sản xuất cũng như phân tích các vấn đề liên quan.
Ông Chris Forbes, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Canada cho biết, Canada đang thực hiện kiểm định thực vật cùng với những chứng nhận về chất lượng, xuất xứ để phát triển ngành đậu nành theo hướng mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Canada hiện trên 130 giống đậu nành, diện tích trồng đậu nành trên 3,1 triệu mẫu với năng suất hơn 7 triệu tấn/năm.Đậu nành Canada hiện có thị trường xuất khẩu ở 71 quốc gia dùng để sản xuất thực phẩm, ép dầu và chế biến thức ăn gia súc.
Theo ông Chris Forbes, Hiệp định CPTPP có hiệu lực tại Canada từ 30/12/2018 và tại Việt Nam từ 14/1/2019 sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng giao thương giữa hai nước.
Sau khi hiệp định hoàn tất lộ trình cắt giảm thuế, 94% sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Canada sẽ có lợi thế trong việc xuất khẩu đến Việt Nam nhất là các mặt hàng thủy hải sản, thịt bò, trái cây, lúa mì, đậu nành và thực phẩm chế biến.
Đặc biệt khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực thì việc nhập khẩu thuận lợi do đậu nành Canada đảm bảo về chất lượng, số lượng và doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất bằng 0.
Bà Võ Thị Thúy Diễm, Giám đốc kinh doanh, Công ty Dinh Dưỡng Vàng cho biết, công ty đang nhập khẩu đậu nành với sản lượng 500 tấn/tháng, tỷ lệ đậu nành nhập từ Hoa Kỳ và Canada là 7/3.
Hiện nay, thuế suất nhập khẩu bằng 0 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn khó khăn do chính sách kiểm dịch thực vật luôn có sự thay đổi bất ngờ khiến doanh nghiệp ở vào thế bị động.
Đồng thời, một số chứng từ, giấy tờ kiểm dịch thực vật mà doanh nghiệp Việt Nam cần để được nhập khẩu thì bên doanh nghiệp xuất khẩu lại chậm cung cấp vì cho đó là những vấn đề không quan trọng.
Theo đề nghị của các doanh nghiệp nhập khẩu đậu nành, rất cần sự ổn định về chính sách nhập khẩu cũng như sự giải quyết nhanh chóng các giấy tờ của bên doanh nghiệp xuất khẩu ở Canada để duy trì và phát triển thị trường xuất nhập khẩu đậu nành giữa hai nước.
Theo số liệu của Hiệp hội Đậu nành Canada, năm 2017, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia về nhập khẩu đậu nành Canada, đạt 70 triệu đôla Canada, sản lượng đạt 123.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2012. Với những hoạt động thúc đẩy thương mại đang thực hiện, nhất là đối với ngành đậu nành, trong tương lại, Việt Nam có khả năng trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về nhập khẩu đậu nành Canada. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Xăng giảm giá
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước