Thị trường

Chẳng màng lạm phát, người giàu "vỗ béo" các hãng xa xỉ phẩm

Hàng triệu người giàu nắm giữ khoản tiền tiết kiệm tích lũy trong đại dịch COVID-19 vẫn muốn "chiều chuộng" bản thân sau hai năm bị cầm chân tại nhà.

Cầu Rồng Đà Nẵng sẽ phun lửa, nước vào tối 3 ngày cuối tuần / Mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng dễ như... "mua rau"

Trong khi hàng triệu người đang băn khoăn về việc liệu họ có thể chi thêm 1.000 USD cho các hóa đơn năng lượng trong năm nay hay không, nhiều người khác vẫn sẵn sàng vung tiền mua những chiếc túi xách Hermes trị giá 10.000 USD khi tình trạng lạm phát gần như không ảnh hưởng đến họ.

Tuần này, một loạt doanh nghiệp tiêu dùng, từ tập đoàn rượu mạnh Diageo đến nhà sản xuất túi Hermes, đã thông báo rằng họ đang kiếm tiền từ những sản phẩm đắt tiền nhất và hy vọng doanh thu sẽ tiếp tục tăng bất chấp cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt không có dấu hiệu dịu bớt .

Đà tăng của lãi suất và lạm phát cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đã làm dấy lên lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái.Nhiều người tiêu dùng đang chuẩn bị cho kịch bản nền kinh tế suy thoái nhanh chóng trong mùa Đông này. Ví dụ, tại Anh, các hóa đơn năng lượng gia đình thông thường dự kiến sẽ tăng từ 1.277 bảng Anh (1.552 USD) hồi đầu năm nay lên hơn 3.500 bảng Anh vào tháng Mười, trong khi chi phí thực phẩm đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những con số trên sẽ khiến hàng trăm nghìn người rơi vào tình trạng nguy hiểm về tài chính, không thể chi tiêu cho bất cứ thứ gì ngoài những thứ cơ bản tuyệt đối. Trong khi đó, hàng triệu người giàu nắm giữ khoản tiền tiết kiệm tích lũy trong đại dịch COVID-19 vẫn muốn "chiều chuộng" bản thân sau hai năm bị cầm chân tại nhà.

Chẳng màng lạm phát, người giàu vỗ béo các hãng xa xỉ phẩm - Ảnh 1.

Hermes báo cáo tỷ suất lợi nhuận hàng quý kỷ lục với doanh số bán hàng tăng mạnh tại châu Âu, Mỹ và đà phục hồi tại Trung Quốc trong tháng Sáu

Hermes đã báo cáo tỷ suất lợi nhuận hàng quý kỷ lục với doanh số bán hàng tăng mạnh tại châu Âu, Mỹ và đà phục hồi tại Trung Quốc trong tháng Sáu. Chủ tịch Hermes Axel Dumas cho biết ông không nhận thấy dấu hiệu chững lại ở bất kỳ khu vực nào, mặc dù tập đoàn này đã tăng giá sản phẩm 4% trong năm nay.

Nhà sản xuất ô tô Renault cũng cho biết sẽ tập trung vào việc bán những mẫu xe có lợi nhuận cao hơn, với dự báo tỷ suất lợi nhuận cả năm sẽ gia tăng. Những chiếc xe Renault đắt nhất có thể có giá trên 100.000 USD.

Rebecca Chesworth, chiến lược gia của quỹ đầu tư State Street SPDR ETF, cho biết kết quả kinh doanh khả quan của các thương hiệu xa xỉ phẩm như Louis Vuitton, Fendi và Christian Dior đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên của người tiêu dùng châu Âu. Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại du lịch cũng thúc đẩy doanh số bán rượu vang và rượu mạnh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm