Chi cho khoa học công nghệ của VN khoảng 0,44% GDP là khá thấp
Việt Nam khó có cơ hội nâng tỷ trọng cổ phiếu / TP.HCM họp bàn thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trên hành tinh này thứ tài nguyên càng khai thác sẽ càng nảy nở chính là chất xám, là sự sáng tạo. Trong các thời kỳ trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho con người. Tuy nhiên, tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Nếu chúng ta vẫn trông chờ vào thứ tài nguyên hữu hạn đó thì tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng.
Qua đó, Thủ tướng nhấn mạnh, chính công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình. Yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt chính là con người và công nghệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP)
Khẳng định chính sự sáng tạo của con người mới là vốn quý giá nhất, Thủ tướng chia sẻ: “Người Việt Nam chúng ta có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự sáng tạo, tôi tin nếu có đủ những dưỡng chất tốt sẽ tạo ra những con người xuất sắc và tâm huyết đóng góp cho đất nước vì sự phồn thịnh của đất nước”.
Thực tế cho thấy, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Cả khu vực Nhà nước và tư nhân, chi cho khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so với bình quân của thế giới là 2,23% GDP (Thái Lan 0,78%; Singapore 2,2%; Malaysia 1,3%, Trung Quốc 2,1%).
Theo Thủ tướng, nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong chính cái hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình của chính chúng ta. Do vậy, cả Nhà nước và khu vực tư nhân cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đầu tư cho khoa học công nghệ và ưu tiên chi cho khoa học công nghệ một cách tương xứng hơn, hiệu quả hơn. Chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, không làm theo phong trào, gây lãng phí, ứng dụng thấp.
Liên quan tới vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay, Thủ tướng cho biết, doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là con đường “ngắn nhất” để đạt được hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn. Cần tìm ra điểm kích hoạt khuyến khích doanh nghiệp hăng hái đầu tư cho nghiên cứu phát triến chứ không chỉ kêu gọi bằng lời nói.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách. Tập trung hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm, gắn kết chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp nhằm kiến tạo và tích lũy tài sản trí tuệ, tạo ra nguồn nhiên liệu mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bao trùm và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối phối hợp các bộ, ngành, tổ chức liên quan tham mưu cho Chính phủ một số vấn đề lớn như đề xuất chính sách khuyến khích và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương trình Chính phủ Đề án hoàn thiện thể chế thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp; trình Thủ tướng phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia.
Cần tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin...
Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị áp dụng mô hình đối tác công-tư (PPP) nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đổi mới sáng tạo. Thử nghiệm mô hình “Nhà nước sở hữu, tư nhân vận hành”. Chuyển từ mô hình sử dụng ngân sách nhà nước sang đồng tài trợ, tiến đến tự chủ tài chính, Nhà nước đặt hàng đối với các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới, sáng tạo.
Hội nghị "Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam" nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo” diễn ra từ ngày 13-17/5 tại Hà Nội. Hội nghị hướng đến mục tiêu tìm hiểu về các công cụ, công nghệ và xu hướng khác nhau liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, các rủi ro hoặc lợi ích tiềm năng của chúng đối với sự bình đẳng, sự bao trùm và các kết quả phát triển ở Việt Nam và một số nước khác.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 20/1/2025: Vàng chuẩn bị tăng mạnh?
Tiêu dùng trong tuần (13/1-19/1/2025): Dưa vàng hồ lô, bưởi tài lộc... 'cháy hàng'
Dịp Tết, Đà Nẵng dự kiến hơn 300 chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày
Giá heo hơi ngày 20/1/2025: "Lặng sóng" trên toàn quốc
Giá ngoại tệ ngày 20/1/2025: "Đứng yên", chờ đợi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường bánh kẹo Tết: Đa dạng mẫu mã, lượng hàng tăng 10 - 15%