Xuất khẩu sang Thái Lan: Cạnh tranh cao nhưng vẫn nhiều cơ hội
Xuất khẩu cá tra sang ASEAN nhiều điểm sáng / Lâm Đồng: Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc gặp khó
Thị trường Thái Lan dù khá cạnh tranh nhưng vẫn có cơ hội cho hàng Việt. Nếu các doanh nghiệp chịu khó khai thác và bám thị trường thì nơi đây sẽ là kênh phân phối hiệu quả, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Thời gian qua, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng giao thương giữa hai thị trường Việt Nam – Thái Lan, phía cơ quan quản lý thương mại của Việt Nam đã không ngừng thiết kế các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngay trên trang tin của Thương vụ Việt Nam tại Thái đã cập nhật đầy đủ thông tin các sự kiện xúc tiến thương mại tổ chức ở Thái; thông tin về nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam có kim ngạch nổi trội; cập nhật tình hình giá cả, sản xuất của mặt hàng gạo, một sản phẩm mà Việt Nam và Thái Lan có tính cạnh tranh cao...
Việc cập nhật, cung cấp các yếu tố "mềm" nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác thị trường Thái Lan là điều cần thiết. Thông qua đó, tháo gỡ dần rào cản về mặt tâm lý cho doanh nghiệp Việt Nam. Hàng Thái và hàng Việt có sự tương đồng về văn hoá tiêu dùng và sản phẩm. Và theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tận dụng sự tương đồng để đẩy mạnh xuất khẩu, chính sự tương đồng là một trong những yếu tố bổ trợ cho hàng hóa Việt thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Thái Lan.
Ngoài Bộ Công Thương, tại Tp.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại Tp.HCM (ITPC) cũng đang đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các kênh phân phối hiện đại. Theo đó, cung cấp các chương trình và thực hiện việc chia sẻ thực tế, trực tiếp về cách thức tiếp cận thị trường, các quy chuẩn hàng hóa phải đáp ứng... từ các nhà nhập khẩu.
Điển hình như ngày 7/5, ITPC đã tổ chức cho 120 doanh nghiệp nghe chia sẻ từ đại diện nhà nhập khẩu Thái Lan qua hội thảo "Thông tin các qui chuẩn hàng hóa vào hệ thống phân phối, nhập khẩu quốc tế tại Thái Lan của Tập đoàn Central Group Việt Nam". Tại đây, ông Nich Reitmeier, Phó Chủ tịch điều hành, Giám đốc Thu mua ngành hàng thực phẩm, ẩm thực quốc tế và thức uống có cồn của Central Group Thái Lan đã cung cấp nhiều thông tin đến với doanh nghiệp về các quy chuẩn hàng hoá vào hệ thống phân phối, nhập khẩu quốc tế tại Thái Lan.
Cũng trong năm 2019, Bộ Công Thương sẽ tổ chức "Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan". Cụ thể, dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Tập đoàn Central Group sẽ tổ chức chương trình "Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan" hàng năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng Thái, giới thiệu và quảng bá hàng Việt Nam tại đây để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Chương trình "Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2019" đã được tổ chức vào 18 – 22/9/2019 tại Trung tâm Thương mại Central World, là một trong những trung tâm nổi tiếng và quy mô lớn của Thái Lan.
Bà Trần Thị Xuân Quyên, Trưởng phòng cấp cao Phát triển khách hàng kênh bán hàng đại siêu thị của Tập đoàn Unilever Việt Nam cho biết, để đạt được thành công trong phân phối tại kênh siêu thị, Unilever đã phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe từ khung pháp lý của Chính phủ, cho đến các quy định khác nhau của nhà phân phối. Đặc biệt, doanh nghiệp phải duy trì việc đáp ứng trong toàn bộ thời gian cung ứng sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp phải hết sức tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết với các nhà phân phối.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan đã không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây. Năm 2018, hàng hóa Việt xuất sang Thái đạt 5,5 tỷ USD, tăng 14,79% so với năm 2017. Trước đó, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang Thái cũng đạt 4,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016. Theo Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu Thái Lan 1,38 tỷ USD.
Trong nhóm hàng nông sản, các sản phẩm như thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu cũng đã tiếp cận được thị trường này. Nhiều mặt hàng nông sản trái cây tươi đến nay Thái Lan vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu từ Việt Nam. Đơn cử như trái vải thiều đã thâm nhập tốt vào thị trường này trong mấy năm trở lại đây. Theo chia sẻ của chuyên gia thu mua của Central Group Thái Lan, nhiều loại củ quả tươi của Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Thái như trái vú sữa, bơ, khoai lang...
Bên cạnh đó, các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt may... vẫn duy trì tốt ở thị trường Thái Lan.
Lợi thế về địa lý cũng là điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường Thái Lan. Đơn cử như, hàng hóa có thể tiếp cận thị trường này dễ dàng thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (qua cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị và qua nước bạn Lào để tiếp cận các tỉnh miền Trung của Thái Lan).
Trong hoạt động tiếp cận thị trường, một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần nắm bắt là khai thác qua cộng đồng người Việt đông đảo đang sinh sống tại Thái Lan. Trong số họ, nhiều người sở hữu nhiều siêu thị, cửa hàng phân phối và cung cấp hàng hoá, đây là điều kiện thuận lợi để tiếp thị hình ảnh hàng Việt với người Thái.
Đáng lưu ý, những năm gần đây, với sự có mặt của nhiều tập đoàn bán lẻ của Thái Lan tại Việt Nam, họ sẽ là cầu nối cho hàng Việt vào thị trường Thái, thông qua hoạt động đưa hàng hóa vào hệ thống của họ ở Thái Lan để kinh doanh...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Vải thiều Việt Nam bày bán tại một siêu thị ở Thái Lan.