Chiến tranh thương mại đang giết chết niềm tin kinh doanh
Học người Nhật cho xuất khẩu nông sản / Xuất khẩu rau quả tiếp tục vượt dầu thô, lập kỷ lục mới
Tỷ lệ CEO tin kinh tế thế giới sẽ chững lại trong năm 2020 đã tăng từ 5% trong năm 2018 lên gần 30%, theo khảo sát của PwC với hơn 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp.
Xu hướng bi quan đã ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Chỉ 35% số CEO tham gia khảo sát “rất tin tưởng” vào triển vọng tăng trưởng của họ trong 12 tháng tới, giảm mạnh so với con số 42% trong năm 2018.
“Quan điểm của các CEO phản ánh triển vọng chủ đạo về kinh tế thế giới”, Bob Moritz, chủ tịch toàn cầu của PwC, nói. “Với sự trỗi dậy của căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ, niềm tin có lý do để giảm xuống”.
Ảnh: CNN.
Kết quả khảo sát của PwC được công bố cùng thời điểm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ. Sự kiện có sự tham gia của các CEO, quan chức ngân hàng trung ương, chính trị gia và nhà quản lý các nước. Một trong những chủ đề chính trong năm nay là kinh tế toàn cầu chững lại cùng tác động đến các doanh nghiệp, chính phủ.
Các CEO tại Mỹ và Trung Quốc đặc biệt quan ngại về căng thẳng thương mại song phương. Tại Bắc Mỹ, 44% các CEO “cực kỳ lo ngại” về xung đột thương mại trong khi con số này ở châu Á - Thái Bình Dương là 38%, theo PwC. 60% CEO Trung Quốc cũng “cực kỳ lo ngại” và đã bắt đầu điều chỉnh chuỗi cung ứng, chiến lược nguồn lực.
Giới lãnh đạo kinh doanh ở Trung Quốc cũng đang tái cân nhắc việc chú trọng vào thị trường Mỹ. Năm 2018, 59% CEO Trung Quốc coi Mỹ là thị trường quan trọng nhất cho tăng trưởng công ty của họ. Năm nay, con số này giảm xuống còn 17%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Giá vàng ngày 5/4/2025: Tiếp tục lao dốc
Chủ tịch tỉnh Bình Định: Doanh nghiệp xuất khẩu ‘không nên bỏ trứng vào một giỏ’
Giá nông sản ngày 5/4/2025: Cà phê và hồ tiêu đồng loạt giảm sâu
Tỷ giá ngoại tệ ngày 5/4/2025: USD bật tăng mạnh, phục hồi ấn tượng trước EUR và yên Nhật
Giá heo hơi ngày 5/4/2025: Miền Nam tiếp tục lao dốc, miền Bắc khởi sắc nhẹ

Cần giải pháp dài hạn để ứng phó chính sách thuế quan của Hoa Kỳ