Áp dụng công nghệ trong quản lý thuế để thích ứng với nền kinh tế số
Ngày 27/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc tại Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, UB Tài chính và Ngân sách của Quốc hội để thảo luận về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình / Thành lập Tổng cục Quản lý thị trường
(Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN)
Dự kiến sẽ trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6 tới đây.
Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Bộ Tài chính đã rà soát việc đánh giá 10 năm thực hiện quản lý thuế, xây dựng báo cáo tham khảo kinh nghiệm quốc tế để làm căn cứ soạn thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi); phối hợp với một số hội nghề nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo xin ý kiến về dự án Luật và tiếp nhận góp ý từ phía Bộ Tư pháp...
Trong quá trình xây dựng dự thảo, đa số các ý kiến thống nhất phạm vi điều chỉnh của dự án Luật quy định việc quản lý thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các khoản thu khác thuộc ngân sách không do cơ quan thuế quản lý cũng cần được quản lý chặt chẽ hoặc băn khoăn về tính phù hợp của việc quản lý các khoản thu khác của ngân sách.
Nhiều ý kiến cho rằng cần mở rộng đối tượng áp dụng đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ cá nhân kinh doanh và thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp theo quy định, hạn chế việc khoán thuế.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng trong khi các hộ, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện được chế độ kế toán thì việc ấn định thuế, khoán thuế vẫn cần thiết.
Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, để tăng cường quản lý, hạn chế rủi ro tiêu cực trong ấn định thuế, thuế khoán, dự thảo xác định rõ các trường hợp ấn định thuế, nguyên tắc ấn định thuế, làm rõ vai trò trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường trong khoán thuế.
Mặt khác, dự thảo Luật làm rõ tiêu chí xác định các hộ, cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ áp dụng thuế khoán để phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ.
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc quy mô nhỏ thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai theo chế độ quy định, sẽ thúc đẩy các hộ, cá nhân kinh doanh có quy mô lớn chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Về việc quản lý doanh nghiệp có giao dịch liên kết, phòng chống chuyển giá, dự thảo Luật đã bổ sung quy định nguyên tắc quản lý thuế với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; áp dụng cơ chế đơn giản hóa kê khai, xác định giá giao dịch liên kết với người nộp quy mô nhỏ, rủi ro thấp; nghĩa vụ cung cấp hồ sơ người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài.
Dự thảo Luật bổ sung quy định quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, nộp thuế trực tuyến, bổ sung quy định trách nhiệm các bộ, ngành các tổ chức liên quan đến thương mại điện tử.
Về vấn đề điều tra thuế, Bộ Tài chính đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng này cho các cơ quan thuế để nghiên cứu kỹ hơn, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình nên chưa đưa nội dung này vào dự thảo Luật.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá dự án Luật được chuẩn bị công phu, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính cần thuyết minh, trình bày rõ các nội dung, phạm vi sửa đổi của Luật, trong đó nhấn mạnh việc kế thừa các quy định hiện hành còn giá trị; bảo đảm tinh thần vừa quản lý chặt chẽ việc quản lý thuế, vừa tạo thuận lợi cho các bên liên quan trong thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế để tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao minh bạch, năng lực quản lý; thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ để quản lý thuế tốt, nhất là quản lý khu vực kinh doanh phi chính thức.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban soạn thảo dự án Luật phải nỗ lực hơn trong thích ứng và ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào quản lý và thu thuế.
“Công nghệ đang phát triển vượt bậc, tạo ra các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ đa dạng, phức tạp và ngành thuế phải nắm bắt được xu hướng này, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện đầy đủ các chính sách thuế, tạo công bằng cho tất cả các đối tượng nộp thuế” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Góp ý trực tiếp vào từng nội dung cụ thể mà Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính xem lại quy định tại Luật hiện hành về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện thêm các quy định liên quan tới chống chuyển giá của các công ty đa quốc gia theo hướng xây dựng các biện pháp chống "xói mòn" lợi nhuận, quản lý chặt chẽ việc khấu trừ chi phí lãi vay quá mức để giải quyết tình trạng công ty con ở Việt Nam chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua các khoản vay của công ty mẹ mà thực chất là các khoản góp vốn.
Nghiên cứu kỹ hơn về quyền đánh thuế của Việt Nam với các giao dịch chuyển nhượng vốn gián tiếp của các công ty nước ngoài sở hữu tài sản tại Việt Nam, bổ sung công cụ xử lý đối tượng nộp thuế thành lập công ty danh nghĩa mà không có hoạt động kinh doanh thực chất.
Các quy định của dự án Luật bảo đảm các doanh nghiệp liên kết phải nộp thuế tương xứng với phần giá trị tạo ra tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng các thông lệ quốc tế đang thực hiện như phân bổ rủi ro, giao dịch độc lập...
Quy định rõ hơn trong luật về việc cung cấp số liệu hồ sơ thuế của công ty liên kết và nghiên cứu bổ sung xử phạt hành chính đủ hiệu lực với hành vi không kê khai và cố tình không tuân thủ điều chỉnh chuyển giá.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá lại các chính sách quản lý hóa đơn trong thuế VAT (doanh nghiệp tự in hóa đơn) khi có tình trạng doanh nghiệp không xuất hóa đơn, mua hóa đơn từ doanh nghiệp “ma” để gian lận hoàn thuế và gian lận khấu trừ thuế VAT; việc bỏ bản kê hóa đơn mua hàng tạo ra kẽ hở trong quản lý hóa đơn và tình trạng trốn lậu thuế./.
Trong quá trình xây dựng dự thảo, đa số các ý kiến thống nhất phạm vi điều chỉnh của dự án Luật quy định việc quản lý thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các khoản thu khác thuộc ngân sách không do cơ quan thuế quản lý cũng cần được quản lý chặt chẽ hoặc băn khoăn về tính phù hợp của việc quản lý các khoản thu khác của ngân sách.
Nhiều ý kiến cho rằng cần mở rộng đối tượng áp dụng đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ cá nhân kinh doanh và thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp theo quy định, hạn chế việc khoán thuế.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng trong khi các hộ, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện được chế độ kế toán thì việc ấn định thuế, khoán thuế vẫn cần thiết.
Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, để tăng cường quản lý, hạn chế rủi ro tiêu cực trong ấn định thuế, thuế khoán, dự thảo xác định rõ các trường hợp ấn định thuế, nguyên tắc ấn định thuế, làm rõ vai trò trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường trong khoán thuế.
Mặt khác, dự thảo Luật làm rõ tiêu chí xác định các hộ, cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ áp dụng thuế khoán để phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ.
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc quy mô nhỏ thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai theo chế độ quy định, sẽ thúc đẩy các hộ, cá nhân kinh doanh có quy mô lớn chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Về việc quản lý doanh nghiệp có giao dịch liên kết, phòng chống chuyển giá, dự thảo Luật đã bổ sung quy định nguyên tắc quản lý thuế với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; áp dụng cơ chế đơn giản hóa kê khai, xác định giá giao dịch liên kết với người nộp quy mô nhỏ, rủi ro thấp; nghĩa vụ cung cấp hồ sơ người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài.
Dự thảo Luật bổ sung quy định quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, nộp thuế trực tuyến, bổ sung quy định trách nhiệm các bộ, ngành các tổ chức liên quan đến thương mại điện tử.
Về vấn đề điều tra thuế, Bộ Tài chính đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng này cho các cơ quan thuế để nghiên cứu kỹ hơn, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình nên chưa đưa nội dung này vào dự thảo Luật.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá dự án Luật được chuẩn bị công phu, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính cần thuyết minh, trình bày rõ các nội dung, phạm vi sửa đổi của Luật, trong đó nhấn mạnh việc kế thừa các quy định hiện hành còn giá trị; bảo đảm tinh thần vừa quản lý chặt chẽ việc quản lý thuế, vừa tạo thuận lợi cho các bên liên quan trong thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế để tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao minh bạch, năng lực quản lý; thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ để quản lý thuế tốt, nhất là quản lý khu vực kinh doanh phi chính thức.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban soạn thảo dự án Luật phải nỗ lực hơn trong thích ứng và ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào quản lý và thu thuế.
“Công nghệ đang phát triển vượt bậc, tạo ra các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ đa dạng, phức tạp và ngành thuế phải nắm bắt được xu hướng này, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện đầy đủ các chính sách thuế, tạo công bằng cho tất cả các đối tượng nộp thuế” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Góp ý trực tiếp vào từng nội dung cụ thể mà Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính xem lại quy định tại Luật hiện hành về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện thêm các quy định liên quan tới chống chuyển giá của các công ty đa quốc gia theo hướng xây dựng các biện pháp chống "xói mòn" lợi nhuận, quản lý chặt chẽ việc khấu trừ chi phí lãi vay quá mức để giải quyết tình trạng công ty con ở Việt Nam chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua các khoản vay của công ty mẹ mà thực chất là các khoản góp vốn.
Nghiên cứu kỹ hơn về quyền đánh thuế của Việt Nam với các giao dịch chuyển nhượng vốn gián tiếp của các công ty nước ngoài sở hữu tài sản tại Việt Nam, bổ sung công cụ xử lý đối tượng nộp thuế thành lập công ty danh nghĩa mà không có hoạt động kinh doanh thực chất.
Các quy định của dự án Luật bảo đảm các doanh nghiệp liên kết phải nộp thuế tương xứng với phần giá trị tạo ra tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng các thông lệ quốc tế đang thực hiện như phân bổ rủi ro, giao dịch độc lập...
Quy định rõ hơn trong luật về việc cung cấp số liệu hồ sơ thuế của công ty liên kết và nghiên cứu bổ sung xử phạt hành chính đủ hiệu lực với hành vi không kê khai và cố tình không tuân thủ điều chỉnh chuyển giá.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá lại các chính sách quản lý hóa đơn trong thuế VAT (doanh nghiệp tự in hóa đơn) khi có tình trạng doanh nghiệp không xuất hóa đơn, mua hóa đơn từ doanh nghiệp “ma” để gian lận hoàn thuế và gian lận khấu trừ thuế VAT; việc bỏ bản kê hóa đơn mua hàng tạo ra kẽ hở trong quản lý hóa đơn và tình trạng trốn lậu thuế./.
Theo vietnamplus
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo