Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi: Tạo tính tự chủ cho địa phương
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 / Cục thuế Tp. Hà Nội thu NSNN năm 2017 vượt mức dự toán được giao
Chia sẻ tại “Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước (NSNN)”, ngày 11/4, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, sau hơn 8 năm thực hiện, Luật NSNN năm 2015 đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng NSNN một cách hiệu quả, minh bạch; đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với những thay đổi về kinh tế, xã hội, quốc tế, luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật NSNN năm 2015, đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật NSNN làm cơ sở xây dựng hồ sơ Luật NSNN (sửa đổi). Bộ Tài chính đã rà soát, tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ Luật NSNN (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; luật hoá những vấn đề đã rõ, phù hợp với thực tiễn.
Dự thảo quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”.
Đó là đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo hướng tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Đồng thời tạo điều kiện cho ngân sách địa phương có tính tự chủ, chủ động hơn trong việc huy động, sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Dự thảo luật cũng rà soát, sửa đổi các quy định về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp trong việc sử dụng ngân sách. Ưu tiên bố trí nguồn lực cho những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Dự thảo luật tăng thẩm quyền cho Chính phủ trong việc quyết định điều chỉnh dự toán thu, chi của một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng không làm tăng mức vay, bội chi NSNN. Tăng thẩm quyền cho UBND các cấp ở địa phương quyết định điều chỉnh dự toán chi ngân sách địa phương, sau đó mới báo cáo lại cấp có thẩm quyền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo