Chính sách

Năm 2021 tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt từ 6,17% tới 6,72%

DNVN - Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%. Đối với kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%.

Mỗi năm bia rượu gây tổn thất ít nhất 1,3% GDP quý giá của quốc gia / Chính phủ đề xuất 2 kịch bản cho nền kinh tế và điều chỉnh chỉ tiêu GDP trong năm 2020

Tăng trưởng 2021 có thể đạt 6,72%

Tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021-2025: Phục hồi và tăng tốc" diễn ra ngày 20/1/2021 tại Hà Nội, do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NIFC) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức, TS. Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là đại diện NIFC trong bài tham luận với chủ đề “ Kinh tế Việt Nam năm 2020 và phục hồi tăng tốc giai đoạn 2021 – 2025” đã đưa ra những nhận định, dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trở lại, với 2 kịch bản chủ yếu.

Theo đại diện NIFC, ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021có thể đạt khoảng 6,17%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình khoảng 3,8%. Kịch bản này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục, khi đại dịch Covid-19 dần được khống chế. Đóng góp của khu vực FDI dự kiến tiếp tục được duy trì. Chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng linh hoạt, phù hợp, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Đối với kịch bản khả quan, NIFC cũng cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%; CPI trung bình khoảtng 4,2%. Kịch bản diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh. Nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới tăng trưởng trên 3,5%; kinh tế Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng 6-8%. Các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trở lại quỹ đạo bình thường ngay trong năm 2021.

Bên cạnh đó, việc tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại, luồng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước khởi sắc trở lại. Tăng trưởng đầu tư khu vực nhà nước đạt 8%. Các yếu tố khác không đổi so với kịch bản cơ sở.

Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng ở cả hai kịch bản này, nền kinh tế Việt Nam còn không ít rào cản phải vượt qua khi nhiều khó khăn nội tại chưa được giải quyết dứt điểm.

, TS. Đặng Đức Anh, Phó giám đốc, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có bài tham luận tại hội thảo.

TS. Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có bài tham luận tại hội thảo.

Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng giai đoạn 2021-2025

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và những điều chỉnh trong trung hạn 2021-2025, NCIF cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo hai kịch bản.

Kịch bản cơ sở: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,3%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Kịch bản này diễn ra với giả định các nguy cơ về dịch COVID-19 vẫn thường trực, những giải pháp trợ giúp nền kinh tế của Chính phủ mang lại hiệu quả ở mức vừa phải, trong khi bối cảnh quốc tế vẫn trong tình trạng rủi ro, bất ổn kéo dài; kinh tế và thương mại tăng trưởng chậm.

Kịch bản khả quan: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 2021-2025 có thể đạt gần 6,8%/năm, nền kinh tế mặc dù có điều chỉnh giảm nhẹ sau mức tăng trưởng cao năm 2021, nhưng sau đó sẽ hồi phục ổn định.

Như vậy, kết quả dự báo tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 theo phương án dự báo mới nhất (tháng 12/2020) cập nhật tác động của đại dịch COVID-19 và sự thay đổi của bối cảnh trong nước và quốc tế, đã giảm đáng kể so với các dự báo trước COVID-19 của NCIF (tháng 12/2019).

NCIF cũng đề xuất, trong năm 2021, mục tiêu hàng đầu cần hướng tới là tập trung khắc phục hậu quả của Covid-19, khôi phục tăng trưởng kinh tế; các mục tiêu mang tính dài hạn hơn nhằm duy trì tăng trưởng, cần đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm