Năm 2025: Phấn đấu đạt 10 nghìn sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên
Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, phát triển du lịch gắn với OCOP / Phú Thọ: Khai trương khu quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ các sản phẩm thuộc OCOP gắn với du lịch
Theo Chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt, OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.
Đến năm 2025, chương trình phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
“Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương. Ưu tiêu phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp”, chương trình nhấn mạnh.
Chương trình cũng đưa ra mục tiêu tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hành hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, giải pháp được đặt ra là phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng.
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn.
Đồng thời, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò của cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo