Chính sách

Thanh Hóa nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

DNVN - Thanh Hóa xác định phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) là cơ hội phát triển kinh tế toàn diện, nâng cao đời sống người dân nông thôn Với yêu cầu luôn chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng NTM mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu sẽ có 17 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Quy hoạch TP Hồ Chí Minh: Lưu ý về không gian phát triển khu công nghiệp / Cộng đồng doanh nghiệp rất cần sự đồng hành có trách nhiệm của báo chí

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đông vơi 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11 huyện miền núi thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, đi lại hết sức khó khăn. Tuy vậy, với quyết tâm rất cao Đảng bộ, chính quyền và nhân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn để thực hiện và đẩy nhanh tốc độ xây dựng NTM và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều huyện đã về đích sớm và đang xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 08/6/2024, toàn tỉnh đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 363/465 xã, 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 97 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 23 xã, 489 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 492 sản phẩm OCOP đã được công nhận (trong đó, 01 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm 4 sao, 429 sản phẩm 3 sao).

Riêng năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu có thêm 01 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 02 huyện và 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP đƣợc cấp có thẩm quyền công nhận. Mục tiêu đến năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu sẽ có 17 huyện đạt chuẩn NTM, 4 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, 88% số xã đạt chuẩn NTM (tương ứng 410 xã), 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tương ứng 165 xã), 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tương ứng 41 xã), 559 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao trở lên, 5 sản phẩm được Trung ương công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao.

Nhờ những chính sách và kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Các địa phương thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, thu nhập cho người dân cũng được nâng lên theo hướng bền vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn tăng đáng kể. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97%. Thanh Hóa đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp (DN) thu mua, chế biến nông sản tạo điều kiện tốt để nông dân phát triển sẩn xuất nâng cao thu nhập...

Để đạt được mục tiêu xây dựng NTM và không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong những năm tới, Thanh Hóa đã đặt ra nhiều giải pháp quan trọng. Một trong những giải pháp mũi nhọn trong xây dựng NTM tại Thanh Hóa là chú trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững.

Trong đó, các địa phương, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng NTM được tỉnh giao. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, chú trọng nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM.

Thực hiện tốt việc kiểm tra, đôn đốc gắn với chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thôn, bản, xã, huyện NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở những địa phương đã được cấp có thẩm quyền công nhận. Đồng thời có các giải pháp tích cực để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí khó thực hiện trong xây dựng NTM và NTM nâng cao. Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư của địa phương và Trung ương để xây dựng NTM Chú trọng thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Lê Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo