Cho sò huyết, vẹm, nghêu “ở 1 nhà”, tưởng bất hoà mà thu tiền tỷ
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Hàng Việt khó ‘chen chân’ vào thị trường Anh, mía đường Việt Nam ‘bí lối ra’ / Nghệ An: Mê mẩn vườn hồng cổ thụ trĩu quả giữa trời thu
Quê xã Bình Sơn (huyện Hòn Đất), anh Còn theo vợ về ấp Sáu Biển lập nghiệp với nghề mua bán sò huyết. Năm 2003, vợ chồng anh Còn sang 7ha bãi nuôi, với giá 37 triệu đồng để vèo dưỡng sò giống bán lại và bắt đầu nuôi sò huyết thương phẩm.
Được biết, sò huyết giống khi mới cào được dưới biển chỉ nhỏ cỡ nửa hạt gạo có giá 12 đồng/con, sau 2,5 tháng nuôi vèo, anh Còn bán lại với giá 50 đồng/con sò giống cỡ hột tiêu, tương đương 100 ngàn đồng/kg. Bình quân anh Còn bán 10 tấn sò giống/năm, thu lãi 60%.
Anh Còn (bìa trái)kiểm tra dụng cụ cào sò huyết. Ảnh: NQ.
“Từ cuối tháng 2.2018 đến nay tôi đã bán được hơn 6 tấn sò giống, thu về 600 triệu đồng,coi như lấy được vốn. Số sò giống còn lại tôi đổ xuống bãi nuôi tiếp để sau đó thu hoạch bán thương phẩm. Sò huyết nuôi khoảng 15 tháng thì thu hoạch. Nuôi sò không cần cho ăn vì thức ăn của chúng là thủy sinh có sẵn trong nước nên chi phí nuôi chỉ tốn ở khâu con giống” -anh Còn cho biết.
Anh Cònchia sẻ:“4 năm nay, độ mặn nước biển tại bãi bồi luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho nghêu và vẹm xanh sinh sản tự nhiên. Năm 2017, tôi khai thác nghêu trên bãi của gia đình dược 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 900 triệu đồng. Ngoài ra,tôicòn thu được 17 tấn vẹm xanh, bán được 450 triệu đồng, trong đó, chi phí chỉ 30 triệu đồng”.
Anh Còn thu hoạch vẹm xanh. Ảnh: P.A.
Theo anh Còn, nuôi vẹm xanh không cần thả giống, chỉ đầu tư cọc tràm đóng xuống để vẹm bám vàovà phát triển, sau đó dùng lưới bọc lại. Mỗi nọc tràm sẽ cho thu hoạch 1kg vẹm xanh. Với 20 ngàn cọc tràm hiện tại dự kiến tết này anh Còn sẽ thu hoạch 20 tấn vẹm xanh. “Năm ngoái nguồn nước không đảm bảo độ mặn nên sò huyết chỉ thu được 230 triệu đồng. Nếu không nhờ nghêu và vẹm xanh “kéo” lại coi như “mất thở”. Nghêu, vẹm xanh là loại nước biển sinh ratự nhiên, vàobầu sò của ai người đó hưởng. Giờ con gì biển sanh ra cũng bán được vì thị trường ưa chuộng”- anh Còn bộc bạch.
Hỏi anh Còn về bí quyết nuôi các loài hai mảnh vò này, anh cho hay: “Có bí quyết gì đâu, nghề này làm chơi mà ăn thiệt. Quan trọng là phải theo dõi thường xuyên, nếu sò bị hao hụt vì nước mặn quá hoặc lạt quá là phải đổ giống bù vô để kịp thời vụ. Còn nghêu và vẹm xanh sống ở vùng nước có độ mặn từ 20-30 phần ngàn, thích hợp môi trường nước sạch”.
Nguồn thức ăn chủ yếu của nghêu và vẹm xanh là sinh vật phù du trong nước nên người nuôi không tốn nhiều chi phí. Khâu chăm sóc loài này rất đơn giản, chỉ cần thường xuyên lặn xuống nước kiểm tra các cọc cây để xem độ lớn. Vào mùa mưa, cần có biện pháp di dời, bảo vệ vẹm xanh không bị sốc nước do độ mặn trong nước giảm. Mở đầu sự nghiệp nhờ con sò, hiện anh Còn sở hữu 300ha mặt nước vùng bãi bồi...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi