Cho vay tiêu dùng gặp khó vì “bùng nợ”
Nguồn cung nhà ở tăng nhưng thiếu phân khúc giá rẻ / Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP
Từng tăng trưởng trên 20% mỗi năm, tín dụng tiêu dùng đã giúp cho hơn 30 triệu người dân tiếp cận các nguồn vốn vay, nhưng nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng lại đang tăng nhanh. Giải pháp nào để chovay tiêu dùngphát triển lành mạnh, bền vững?
Gia tăng tình trạng bùng nợ
TrongDòng chảy tài chínhtuần trước, luật sư đã phân tích những rủi ro pháp lý người vay phải chịu khi có tâm lý bùng nợ, thậm chí còn rơi vào tình huống bị những kẻ dụ dỗ dùng thông tin cá nhân để lừa đảo vay vốn tiếp. Tuy nhiên không dừng ở đó, bùng nợ không chỉ bằng các thông tin giả mạo, mà đã có những trường hợp khi bị truy ra thông tin, người vay quyết trốn nợ, thậm chí hành hung ngược lại cả người đòi nợ. Chính điều này cũng khiến hoạt động của các công ty tài chính gặp khó.
Nếu hành lang pháp lý hoàn thiện, xử lý nghiêm những hành vi bùng nợ trái pháp luật sẽ giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Thống kê sơ bộ 6 tháng đầu năm nay cho thấy, lợi nhuận sau thuế của một số công ty tài chính đã sụt giảm mạnh, từ 30 - 80%, thậm chí tới hơn 300% so với cùng kỳ năm 2022.
Còn nợ xấu của 16 công ty tài chính tiêu dùng cuối năm 2022 đã tăng hơn 23% so với năm trước đó.
Cho vay tiêu dùng gặp khó vì chiêu trò "bùng nợ"
Tuyên bố không trả khoản vay, chửi bới, thậm chí đuổi đánh, đây là những khó khăn của nhân viên thu hồi khoản vay khi khách hàng không hợp tác.
"Từ chối tiếp chuyện với chúng tôi, thậm chí có lời vu khống, nói tôi tới nhà chửi bới và gọi công an bắt chúng tôi, thậm chí dùng hung khí để tấn công chúng tôi", anh Trương Ngọc Đức, chuyên viên xử lý tín dụng tại thực địa, cho biết.
Từ năm 2022 đến nay, có tới 24 vụ việc nhân viên thu hồi khoản vay của công ty tài chính này bị đe dọa, hành hung. Gần một nửa vụ việc các đối tượng gây thương tích nghiêm trọng, dù cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tài chính. Kết thúc nửa đầu năm nay, doanh nghiệp thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng.
"Các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép như chúng tôi đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn khi đánh đồng với công ty tài chính mạo danh khiến nhiều khách hàng chưa hiểu rõ. Một bộ phận khách hàng không nhỏ khác lại vịn vào đó để chây ỳ trả nợ, thậm chí có ý định không trả nợ. Chúng tôi bắt buộc trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu tăng cao", ông Marcin Trusz, Giám đốc Khối Xử lý Tín dụng, Fe Credit, cho hay.
Còn công ty công nghệ tài chính cho vay tiêu dùng ATM Online mỗi tháng cũng phải chịu lỗ hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là tỷ lệ khách vay không trả nợ, thậm chí là rủ nhau bùng nợ ngày càng cao. Các công ty tài chính hiện không dám mạnh tay cho vay tiêu dùng, vì lo khó thu hồi nợ.
"Tỷ lệ về lãi gộp của chúng tôi vào năm 2018 so với năm 2023 đã giảm hơn 50%. Thời gian qua hầu như các đơn vị và các công ty tài chính vận hành với tỷ lệ lãi gần như là âm, khách hàng có những hành vi không đúng. Tỷ lệ phê duyệt của chúng tôi đối với nhóm khách hàng mới giảm hơn một nửa. Còn với những khách hàng quay trở lại, tỷ lệ này giảm hơn 20%", ông Đỗ Minh Hải, Giám đốc điều hành ATM Online, thông tin.
Theo các chuyên gia, chính những hành vi tham gia hội nhóm bùng nợ vay trực tuyến đã khiến thị trường vay tiêu dùng khó lại càng khó. Phân khúc khách hàng mục tiêu sụt giảm, tỷ lệ trả nợ thấp, các công ty tài chính chính thống cân nhắc cho vay mới, từ đó tín dụng đen lại có cơ hội tung hoành khi cánh cửa tiếp cận nguồn vốn vay chính thức ngày càng bó hẹp.
PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, cho biết nếu hiện tượng bùng nợ diễn ra một cách tương đối phổ biến thì nó sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực tới các chủ thể trong nền kinh tế. Khi các công ty tài chính bị bùng nợ, nợ xấu sẽ tăng cao và lợi nhuận của họ sẽ không còn, như vậy họ có thể thu hẹp hoạt động kinh doanh, do đó khiến khả năng tiếp cận vốn chính thức từ phía những người có nhu cầu thực sự sẽ trở nên khó khăn hơn.
"Thứ hai, khi họ gặp khó khăn và để hạn chế tình trạng bùng nợ này, có thể họ sẽ thực thi những biện pháp nghiêm ngặt hơn trong việc cấp tín dụng, ví dụ như họ đòi hỏi nhiều thứ giấy tờ hơn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn. Điều này sẽ khiến những người có nhu cầu chính đáng khó tiếp cận nguồn tín dụng chính thức này", bà Hoàng Anh cho biết thêm, "trong những tình huống này, có thể đôi lúc họ sẽ nghĩ đến tín dụng đen. Mặc dù họ biết tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi, lãi suất cao và còn là phi pháp.
"Nếu cứ để hiện tượng này diễn ra và chúng ta không xử lý triệt để thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều chủ thể. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường tài chính tiêu dùng", bà Hoàng Anh nhận định.
Hiện dư nợ cho vay tiêu dùng là hơn 2,4 triệu đồng, đã hỗ trợ cho hàng chục triệu người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay, nhất là những người không có tài sản đảm bảo, chưa đủ tiêu chuẩn vay qua ngân hàng, đồng thời cũng đã góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi tín dụng đen ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, nếu hành lang pháp lý hoàn thiện, xử lý nghiêm những hành vi bùng nợ trái pháp luật sẽ giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững, là điểm tựa tài chính vững chắc cho những người dân cần vốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam