Chứng khoán

Cổ phiếu Vinamilk VNM giá sụt giảm mạnh do khối ngoại liên tục bán ròng

DNVN - Trong những phiên gần đây, do khối ngoại liên tục bán ròng, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM có mức sụt đáng kể, kể từ sau cơn ‘sóng thần’ của thị trường chứng khoán vào tháng 1 vừa qua. Vào ngày giao dịch 24/3, cổ phiếu VNM chỉ còn có giá 98.700 VNĐ so với mức cao nhất phục hồi vào đầu tháng 2 là 110.000 VNĐ.

Chiến lược đầu tư cổ phiếu tuần 15/3/2021 - 19/3/2021 / Thị trường chứng khoán 15/3: Cổ phiếu penny tăng giá, VNIndex tăng 3 điểm

Trong những phiên gần đây, do khối ngoại liên tục bán ròng, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM có mức sụt đáng kể, kể từ sau cơn ‘sóng thần’ của thị trường chứng khoán vào tháng 1 vừa qua. Vào ngày giao dịch 24/3, cổ phiếu VNM chỉ còn có giá 98.700 VNĐ so với mức cao nhất phục hồi vào đầu tháng 2 là 110.000 VNĐ.

VNM là mã cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng liên tục trong suốt thời gian qua, lực cầu của thị trường nội địa không thể giúp cổ phiếu này giữ giá. Trong phiên gần nhất ngày 23/3, VNM bị bán ròng khoảng 187,5 tỷ đồng, tương đương với khối lượng những ngày trước đó.

Biến động giá của cổ phiếu VNM

Biến động giá của cổ phiếu VNM

Tuy nhiên, kinh doanh của Vinamilk vẫn rất tốt, và được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021. VNM đang nắm 55% thị phần sữa nước, hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc và hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột. Tỉnh tổng thị trường sữa VNM đang nắm hơn 50% thị phần, là doanh nghiệp có vị thế đầu ngành. Sản phẩm của VNM có hơn 250.000 điểm phân phối và có mặt ở 100% các siêu thị. Công ty đang có kế hoạch mở rộng các dòng sản phẩm cao cấp, phát triển vùng nuôi bò sữa ở Lào, Quảng Ngãi và vùng Mê Kông.

Năm 2020, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đem về 59.636 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng đến từ doanh thu trong nước, đạt 50.842 tỷ đồng, tăng 7%. Tuy nhiên doanh thu từ nước ngoài của Vinamilk có dấu hiệu đi ngang, đạt 8.794 tỷ đồng, chỉ tăng 30 tỷ đồng so với năm 2019. Biên lợi nhuận gộp mảng kinh doanh nước ngoài vẫn duy trì ở trên 47%, nhỉnh hơn một chút so với kinh doanh nội địa 46%. Cơ cấu doanh thu nước ngoài đến từ hai phần: xuất khẩu và các công ty chi nhánh. Năm 2020, xuất khẩu sản phẩm của Vinamilk đạt 5.561 tỷ đồng, tăng 7,4%. Trong khi doanh thu các chi nhánh nước ngoài đạt 3.234 tỷ đồng, giảm nhẹ.

Vinamilk đã xuất khẩu lô sữa đặc Ông Thọ đầu tiên sang Trung Quốc kể từ tháng 4/2020; xuất khẩu sữa đậu nành hạt và trà sữa sang Hàn Quốc. Vinamilk cũng đã được cấp phép cho nhóm sản phẩm sữa chua, sữa nước và sữa tiêu chuẩn organic sang Trung Quốc cho nhà máy Trường Thọ. Thị trường 1,4 tỷ dân được Vinamilk đánh giá là tiềm năng và khổng lồ. Ngoài ra, Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được đăng ký xuất khẩu sữa vào khu vực EAEU (Liên minh kinh ế Á - Âu).

Năm 2020, Vinamilk khai thác thêm hai thị trường mới tại Châu Phi và Châu Úc trong bối cảnh hầu hết các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới theo cách truyền thống đã hoàn toàn thay đổi. Công ty đang sử dụng chiến lược "may đo" ở các nhóm thị trường riêng biệt từ Mỹ, Nhật, Hàn cho đến các thị trường tiềm năng phát triển tại khu vực Đông Nam Á...

 

Đối với hoạt động kinh doanh, trong năm 2021, Vinamilk có thể gặp khó khăn do cạnh tranh về thị phần đến từ các sản phẩm cao cấp hơn, bao gồm cả các thương hiệu nước ngoài, và giá sữa bột sẽ tăng làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận gộp nửa cuối 2021.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm