Thị trường

Chuyển đổi sang taxi điện ở Việt Nam: Hai rào cản chính đối với doanh nghiệp vận tải

DNVN - Theo ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, các doanh nghiệp thành viên kinh doanh dịch vụ taxi đồng tình, ủng hộ chủ truong chuyển đổi sang taxi điện ở Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ vấp phải hai rào cản chính về hạ tầng sạc điện và tài chính.

Top 10 xe điện đắt giá nhất thế giới / Xe điện ZS800TD - bản sao Honda Cub xuất hiện tại Việt Nam

Xu thế tất yếu và sự tiên phong

Đại dịch COVID-19 và cuộc chiến Nga - Ukraina đã khiến nguồn cung xăng dầu gặp khó khăn, giá xăng dầu tăng cao. Cùng với đó, xu hướng sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với môi trường và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến nhu cầu sử dụng xe ô tô điện trở thành xu thế tất yếu.

Là các thành phố lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và cơ giới hóa nhanh, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang khẩn trương với kế hoạch phát triển xe điện, trong đó có taxi điện.

Theo GS, TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Cơ khí động lực, lộ trình phát triển xe điện cho TP Hồ Chí Minh được nhóm tư vấn đề xuất gồm 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn khởi động, từ 2022 - 2030 với mục tiêu đưa tỷ lệ xe bán ra là xe điện vào năm 2030 đạt 20% với mô tô/xe máy/xe ô tô con, 10% với taxi và 50% với xe buýt.

Tại “Hội nghị nghiên cứu áp dụng và thử nghiệm dùng xe điện của các nhà cung cấp làm taxi, thay các loại xe taxi đang sử dụng xăng, dầu hiện nay” diễn ra cuối tháng 3/2023, ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội khẳng định, các doanh nghiệp thành viên kinh doanh dịch vụ taxi đều đồng tình, ủng hộ chủ trương chuyển đổi dần từ phương tiện động cơ đốt trong sang sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Đại diện Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội, ông Phạm Chí Trung cho rằng, cùng với phù hợp xu thế, đúng chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, nếu các doanh nghiệp taxi Hà Nội chuyển đổi sang xe taxi điện trong thời gian tới sẽ là hướng đi rất mới trong hoạt động vận tải và phát triển đô thị.

Dàn xe taxi điện VinFast xuất quân.

Ông Phạm Chí Trung đánh giả, nếu doanh nghiệp taxi sớm thực hiện được việc chuyển đổi này thì không những cạnh tranh với các hãng vận tải công nghệ nước ngoài mà còn giúp nâng cao văn minh đô thị, giúp cơ quan nhà nước sớm hoàn thành các văn bản, thể chế để quản lý và thúc đẩy các loại hình xe điện phát triển.

Doanh nghiệp tiên phong cho việc đưa taxi điện vào vận hành tại Việt Nam hiện nay là Công ty CP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast.

Sau thương hiệu Lado Taxi đưa ô tô điện VinFast VF e34 vào hoạt động tại Lâm Đồng năm 2022, sự ra đời của GSM đã tạo ra mô hình dịch vụ vận tải phức hợp xanh nhằm phổ cập trải nghiệm di chuyển điện hóa, qua đó thúc đẩy lối sống xanh bền vững cho cộng đồng.

Cần những cơ chế, chính sách ưu đãi cho xe điện

Tại hội nghị nghiên cứu áp dụng và thử nghiệm dùng xe điện của các nhà cung cấp làm taxi, thay các loại xe taxi đang sử dụng xăng, dầu hiện nay, các đại biểu tham dự cũng cho rằng ô tô điện sẽ là tương lai của nền công nghiệp ô tô thế giới, bởi phương tiện này không những giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tiện dụng hơn rất nhiều so với các dòng xe chạy bằng xăng dầu, như: nạp năng lượng dễ dàng; không cần thay nhớt, nước làm mát; giảm tần suất bảo dưỡng định kỳ; độ an toàn cao; không có tiếng ồn động cơ....

Phát triển trạm sạc là điều kiện tiên quyết để xe điện phủ rộng trong tương lai.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng nhanh và nguồn cung khó khăn, trong khi giả điện lại tương đối ổn định. Nếu so sánh việc sử dụng xe ô tô điện, người dùng và các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phi khi vận hành, không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp mà cả khách hàng.

Để thích ứng với xu hướng của ngành kinh doanh vận tải thế giới và nắm bắt thời cơ, một số doanh nghiệp vận tải taxi Hà Nội đã tiến hành khảo sát, thử nghiệm và có đánh giá ban đầu về việc sử dụng xe điện trong vận tải taxi.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Hùng, khi thực hiện chuyển đổi sang taxi điện ở Việt Nam sẽ vấp phải hai rào cản chính liên quan đến hạ tầng trạm sạc và tài chính.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm