Cơ chế một cửa quốc gia: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao
DNVN - Theo Tổng cục Hải quan, mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) chưa cao, theo đó số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, chưa đảm bảo tạo thuận lợi thương mại với chống gian lận thương mại.
Công bố 9 cảng cá đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác / Cá tra Việt Nam lên sàn thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba
Tổng cục Hải quan cho biết: Năm 2018, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban 1899 và quyết tâm cao của các bộ, ngành việc triển khai NSW, ASW, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại đã được thực hiện một cách bài bản, toàn diện trong phạm vi cả nước. Kết quả đạt được đã tạo ra bước đột phá và góp phần đáng kể trong việc giảm thời gian và chi phí làm thủ tục cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 480 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung công tác triển khai NSW, ASW, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại vẫn chưa thực sự đi vào thực chất và có chiều sâu, việc tổ chức thực thi trong thực tế còn có khoảng cách so với quy định tại các văn bản pháp luật, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, chưa đảm bảo tạo thuận lợi thương mại với chống gian lận thương mại.
So với năm 2018, số lượng thủ tục mới cần được triển khai qua NSW trong năm 2019 không lớn. Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban 1899 đã yêu cầu ngoài việc cần hoàn thành các chỉ tiêu về số lượng thủ tục triển khai thì các bộ, ngành cần tập trung thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả về số lượng hồ sơ, thủ tục cũng như cải thiện thực chất hơn về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu, làm thỏa mãn mức độ hài lòng của doanh nghiệp.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải tập trung thực hiện các giải pháp. Cụ thể, về giải pháp triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh theo định hướng: Cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết; đơn giản hóa quy trình, thủ tục và bộ hồ sơ, chứng từ cần phải nộp/xuất trình. Xây dựng và công bố bộ dữ liệu quóc gia về biểu mẫu và chứng từ điện tử trong lĩnh vực hành chính và thương mại để áp dụng chung cho tất cả các thủ tục hành chính thực hiện thông qua NSW.
Đồng thời, các bộ, ngành rà soát văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi thương mại nhưng đảm bảo chống gian lận thương mại.
Năm 2019 các bộ, ngành hoàn thành việc ban hành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành và các danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã số HS, có quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm tra.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan, Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hoàn thiện Cổng thông tin thương mại quốc gia; xây dựng tiêu chí thành lập, giải thể các địa điểm kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đối với tạo thuận lợi thương mại, Phó Thủ tướng yêu cầu phải kiện toàn, đẩy mạnh vai trò thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại trong Ủy ban 1899; rà soát, đánh giá năng lực thực thi các cam kết tại Hiệp định (bao gồm cả việc rà soát về mặt pháp luật) để đáp ứng yêu cầu thực thi cam kết của Hiệp định một cách thực chất; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để triển khai Hiệp định; hoàn thiện, nâng cấp Cổng thông tin thương mại Việt Nam nhằm đáp ứng các nghĩa vụ về công bố và minh bạch thông tin theo Hiệp định.
Việc triển khai NSW và ASW sẽ được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả về số lượng hồ sơ, thủ tục cũng như cải thiện thực chất hơn về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu, làm thỏa mãn mức độ hài lòng của doanh nghiệp.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo