Thị trường

Cơ hội nào cho quả vải thiều ở thị trường 1,4 tỷ dân?

Thị trường xuất khẩu truyền thống Trung Quốc năm nay dự báo được mùa vải thiều, liệu rằng quả vải Việt Nam còn cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Bến Tre: Hiệu quả cao từ chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển / Bộ Công Thương - VCCI: Phối hợp hoạt động để phục vụ doanh nghiệp tốt nhất

Theo dự báo, riêng hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, năm nay sản lượng vải thiều đạt hơn 200.000 tấn.Việc giải quyết đầu ra cho quả vải đang là bài toán cấp bách khi gần tới vụ thu hoạch.

Trung Quốc thích bao bì bắt mắt

Phân tích về thị trường Trung Quốc (chiếm 90% sản lượng xuất khẩu vải thiều Việt Nam), Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTTNT) cho rằng, mùa thu hoạch vải Trung Quốc (theo thứ tự là đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây...) thường bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8. Trong đó, chính vụ với 70% lượng vải tươi được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với quả vải thiều Việt Nam.

Ngành vải thiều cần thay đổi cách tiếp cận thị trường Trung Quốc (Ảnh: Tư liệu)

Ngành vải thiều cần thay đổi cách tiếp cận thị trường Trung Quốc (Ảnh: Tư liệu)

Theo số liệu của Hiệp hội vải thiều Quảng Đông, 99% lượng vải tươi của Trung Quốc được bán tại nội địa và chỉ khoảng 1% vải tươi được xuất khẩu, trong đó, 65% được xuất khẩu từ Quảng Đông, 30% lượng này từ Hải Nam.Đặc biệt, Cục Chế biến và Phát triển thị trường dự báo năm nay, do thời tiết thuận lợi hơn vụ vải năm ngoái nên sản lượng dự báo sẽ trở lại bình thường, nguồn cung do đó dự báo sẽ tăng lên.

Tương tự, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết năm 2019, do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên sản lượng vải thiều giảm, nhưng năm 2020 thời tiết thuận lợi hơn nhiều và sản xuất đang trở lại bình thường sau thời gian gián đoạn bởi dịch Covid-19. Do đó, nguồn cung vải thiều của Trung Quốc trong năm 2020 sẽ lớn hơn và điều này sẽ tác động mạnh tới giá vải thiều tại thị trường này.

Cụ thể, trong tháng 4, sản lượng vải thiều ở Trung Quốc vẫn còn ít, nên mức độ ảnh hưởng trên thị trường không lớn. Giá vải thiều hiện tại khá cao, đang dao động khoảng 30 - 50 NDT/0,5 kg. Trong tháng 5/2020, vào vụ thu hoạch, nguồn cung vải thiều tăng, dự kiến giá giảm xuống còn khoảng 10 NDT/0,5 kg và giá có thể giảm xuống dưới 10 NDT/0,5 kg vào cuối tháng 5/2020.

"Nhờ điều kiện thời tiết ổn định trong năm 2020, mùa cao điểm cũng đến sớm hơn nửa tháng.Vải thiều từ các khu vực trồng khác ở Trung Quốc dự kiến sẽ được đưa vào thị trường từ ngày 10/5/2020", Cục Xuất nhập khẩu thông tin.

 

Từ những phân tích trên cho thấy, ngành vải thiều cần phải lên sẵn những kịch bản khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tránh tình cảnh ùn ùn đưa hàng lên biên giới rồi lại quay đầu hoặc bị Trung Quốc ép giá.

Đặc biệt, để xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cần thay đổi cách tiếp cận thị trường này.

Theo chia sẻ của một nhà cung cấp vải thiều của Trung Quốc chuyên phân phối cho các siêu thị và chợ đầu mối, năm 2020, nhà cung cấp này sẽ cải tiến mẫu mã đóng gói vải thiều, vì bao bì là một yếu tố quan trọng nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Vì vây, không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, mà mẫu mã bao bì cũng cần được cải tiến để người tiêu dùng quan tâm hơn.

Không nên phụ thuộc vào một thị trường

Bên cạnh Trung Quốc, chúng ta cũng không thể bỏ lỡ cơ hội từ thị trường Nhật Bản, Úc và đặc biệt là phục vụ nhu cầu của thị trường gần 100 triệu dân trong nước.

 

Trước thông tin bất lợi từ thị trường Nhật Bản, vải tươi có thể "lỡ hẹn" xuất khẩu lần đầu tiên sang Nhật Bản do các chuyên gia của nước này gặp khó vì dịch Covid-19 nên không thể sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam. Bộ Công Thương cho biết, đang tìm mọi giải pháp, phương án để tháo gỡ khó khăn trên, giúp quả vải có thể đẩy mạnh xuất sang thị trường đầy tiềm năng này.

Cùng với đó, Bộ Công Thương phối hơp với Bộ Nông nghiệp Úc đã chính thức cho phép Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được xử lý chiếu xạ cho quả vải, xoài và nhãn xuất khẩu sang Úc. Như vậy, ngay trong vụ thu hoạch năm 2020, các doanh nghiệp xuất khẩu quả vải tại phía Bắc có thể trực tiếp chiếu xạ tại Hà Nội mà không cần phải tốn thời gian, phát sinh chi phí so với việc phải vận chuyển vào Tp.HCM để chiếu xạ như trước đây. Đây là cơ hội để ngành vải thiều đẩy mạnh xuất khẩu qua Úc.

Ngoài ra, quả vải thiều cũng không nên "quên" thị trường nội địa, đây là "lãnh địa" vô cùng quan trọng với 100 triệu dân có thể giúp tiêu thụ số lượng lớn. Nhưng để tận dụng được, cầnthông qua việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ. Trong đó, các địa phương cần phải phối hợp với các kênh bán lẻ để triển khai các tuần lễ, chương trình xúc tiến thương mại vải thiều tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM...

Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, khẳng định: "Thị trường trong nước rất tiềm năng với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước, sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra", Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm