Thị trường

Chăn nuôi lợn và nguy cơ ăn mòn 'miếng bánh' 10 tỷ USD

Cung - cầu mất cân đối khiến giá thịt lợn "neo cao" ở mức quá đáng. Nếu không khắc phục được tình trạng này, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành hàng quan trọng trị giá 10 tỷ USD.

Nông sản xuất siêu gần 2,8 tỷ USD trong 4 tháng / Bến Tre: Hiệu quả cao từ chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển

Trước vấn đề cấp bách trên, ngày 6/5, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn.

Chưa thể giảm ngay giá thịt lợn

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết đến hết tháng 4/2020, theo báo cáo của các địa phương, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi - khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018, tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng.

Mối lo chăn nuôi lợn mất một góc thị phần của 'miếng bánh' 10 tỷ USD (Ảnh: Tư liệu)

Mối lo chăn nuôi lợn mất một góc thị phần của 'miếng bánh' 10 tỷ USD (Ảnh: Tư liệu)

Bộ NN&PTNT dự kiến đến quý III, quý IV/2020 mới đảm bảo nhu cầu cơ bản về lợn giống, lợn thương phẩm.

Về phía địa phương, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tổng đàn lợn hiện nay của tỉnh này là 441.000 con, trong đó có 48.000 con nái, 1.300 con đực giống. Do người dân không tái đàn từ tháng 5/2019, nên số lợn thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Để tái đàn an toàn, ông Duy kiến nghị các doanh nghiệp và Bộ NN&PTNT hỗ trợ con giống, kỹ thuật và chăn nuôi an toàn sinh học để các trang trại, các hộ tăng đàn, tái đàn sớm khôi phục sản xuất, chăn nuôi trở lại bền vững.

Theo ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh phải tiêu hủy lượng lớn lợn do dịch tả lợn châu Phi, có lúc giảm tới 1 triệu con vào tháng 9/2019, chỉ còn 1,5 triệu con, giảm 40% so với tổng đàn trước khi xảy ra dịch. Theo kế hoạch, quý III năm nay, tỉnh sẽ đạt 2,3 triệu con, đến quý IV sẽ đạt 2,5 triệu con, tương đương với tổng lượng trước khi xảy ra dịch.

 

Chăn nuôi lợn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi phải phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho 10 triệu dân nên rất Hà Nội đang rất áp lực. Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay, trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Hà Nội có tổng đàn lợn trên 1,8 triệu con nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sau khi xảy ra dịch, thời điểm thấp nhất, toàn thành phố chỉ còn 0,9 triệu đầu lợn, giảm xấp xỉ 50%, nay phục hồi lên 1,2 triệu con.

Nguồn cung thịt lợn thiếu hụt khiến mục tiêu giảm giá thịt lợn gần như bất khả thi. Chưa kể, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn không xuất hoặc hạn chế xuất lợn thịt nên gia tăng thêm hiệu ứng thiếu nguồn cung làm tăng giá lợn thịt. Lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2 - 5 khâu trung gian làm giá thịt lợn tăng cao (gần 43%). Đáng lo ngại, giá thịt lợn của Trung Quốc tăng quá cao nên vẫn có hiện tượng thẩm lậu lợn thịt, lợn giống và sản phẩm thịt lợn qua biên giới.

Giữ thị trường quan trọng hơn 'cố thủ' giữ giá cao

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, các địa phương đang được khuyến khích tăng đàn, tái đàn song quan điểm của Bộ NN&PTNT là phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn châu Phivẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn.

Đặc biệt, ông Cường cảnh báo: "Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành hàng quan trọng trị giá 10 tỷ USD".

 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, ngoài 15 doanh nghiệp nòng cốt chiếm khoảng 35% thị phần chăn nuôi lợn hiện nay, đang rất cần sự vào cuộc, chung tay của các trang trại, gia trại, chăn nuôi lợn nông hộ. Trong đó, HTX và nông hộ đang rất yếu thế cần phải được hỗ trợ ngay về vốn, thuế, đất đai... để đối tượng này tái đàn nhanh, hiệu quả và bền vững.

Đồng thời, Bộ trưởng khuyến nghị các cơ quan chức năng cùng phối hợp để vận động người dân thay đổi thói quen theo hướng giảm cơ cấu thịt lợn, tăng thịt gia cầm và thủy sản. "Chưa bao giờ ngành gia cầm phát triển mạnh như thời điểm này với tổng đàn gần 500 triệu con, trong đó chủ yếu là gà ta, gà lông màu bản địa chất lượng cao, thịt thơm ngon nên cần tiếp tục khuyến khích người dùng tăng sử dụng các sản phẩm này", ông Cường nói.

Liên quan tới vấn đề thị trường của ngành chăn nuôi trong nước, ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp nhấn mạnh: "Vấn đề quan trọng nhất trong kinh doanh nông nghiệp nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng là giữ thị trường chứ không cố thủ giữ giá cao để kiếm lời trước mắt. Những tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thịt lợn đã tăng trưởng lên mức 300%, một khi người tiêu dùng đã quen với thịt nhập khẩu, việc quay lại với thịt lợn nội là điều không dễ".

Đừng để tái đàn mất kiểm soát,sau này lại "ngã ngửa" vì khủng hoảng thừa

 

Tại Hội nghị, theo thống kê của Cục Thú y, Việt Nam đã kiểm soát tốt bệnh dịch tả lợn châu Phisau 12 tháng (so với Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh sau 17 tháng). Cả nước đã có trên 99% số xã có bệnhdịchđã qua 30 ngày và công bố, thông báo hết bệnhdịch tả lợn châu Phi(bằng quyết định công bố hết dịch hoặc văn bản thông báo hết bệnh dịch).Hiện nay, cả nước chỉ còn 94 xã thuộc 42 huyện của 16 tỉnh, thành phố có bệnhdịch tả lợn châu Phichưa qua 30 ngày.

Như vậy, bệnh dịch tả lợn châu Phiđã được kiểm soát tốt; các địa phương đã công bố hết dịch hoặc có văn bản thông báo hết bệnh dịchlà điều kiện quan trọng để người chăn nuôi tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý các địa phương cần đặc biệt quan tâm 2 nhóm vấn đề lớn: Quy hoạch, tạo điều kiện về đất đai để các trang trại, HTX mở rộng quy mô chăn nuôi, liên kết với nhau để có những trang trại, HTX lớn mạnh; đồng thời đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà.

Đặc biệt, Bộ trưởngkhuyến cáocác địa phương rà soát quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó khẳng định tái cơ cấu ngành thịt lợn theo hướng bền vững, theo chuỗi, khôngđể tái đàn mất kiểm soát,sau này lại "ngã ngửa" vì khủng hoảng thừa, phải đi "giải cứu" thịt lợn.

Ông Cường nhấn mạnh: "Nơi nào cần bao nhiêu trang trại, bao nhiêu chuỗi phải xác định rõ, không sản xuất đứt quãng. Khu vực nào có thế mạnh cầntạo điều kiện đầu tư phát triển, còn chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh thì dứt khoátkhông tái đàn".

 

Riêng đối với doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị coi việc tái đàn của mình và của nông hộ, HTX là quan trọng như nhau. Doanh nghiệp chính là đầu tàu trong việc dẫn dắt giá thịt lợn, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… "Bảo bán giá lợn hơi 70.000 đồng/kg nhưng lại tuồn ra cho trang trại vệ tinh đẩy giá lên thì là chưa thực sự gương mẫu", Bộ trưởng đánh giá.

Về vấn đề đầu ra của ngành chăn nuôi lợn, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT có giải pháp đảm bảo bình ổn, phát triển chăn nuôi lợn phục vụ trong nước và xuất khẩu, tránh mất cân đối cung cầu và biến động giá, bởi Yên Bái cũng như các hộ chăn nuôi rất lo lắng về đầu ra sản phẩm.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm