Thị trường

Cơ hội phát triển ngành dệt may và da giày

4 triển lãm quốc tế diễn ra cùng lúc sẽ giới thiệu nhiều công nghệ, giải pháp, xu hướng thị trường, nhu cầu tiêu dùng... giúp doanh nghiệp dệt may, da giày nắm bắt thông tin, tiếp cận công nghệ, nâng cấp dây chuyền sản xuất, từ đó tăng tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Xuất khẩu giày dép tăng trưởng khả quan / Dệt may, da giày, rau quả, thịt... hưởng lợi thuế như thế nào khi EVFTA có hiệu lực?

Các triển lãm bao gồm: Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may Việt Nam lần thứ 19 (VTG 2019), Triển lãm Phụ kiện dệt may lần thứ 19 (VitaTex), Triển lãm Quốc tế máy móc và nguyên phụ liệu da giày (VFM), Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp nhuộm và hoá chất (Dyechem Vietnam).

Một góc Triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may 2018. Ảnh ĐD.

Một góc Triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may 2018. Ảnh ĐD.

Sự kiện ‘4 trong 1’ sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 20 đến 23/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC (quận 2, TP. Hồ Chí Minh), do Công ty Triển lãm Quốc tế Yorkers Việt Nam phối hợp với Công ty CP Quảng cáo và Triển lãm Thương mại Vinexad (Bộ Công thương) tổ chức.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may hiện nay, Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới khi tăng trưởng xuất khẩu năm 2018 đạt 10,8% và dự báo năm 2019 đạt hơn 40 tỷ USD. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã liên tục khuyến khích và hỗ trợ hoạt động nâng cấp thiết bị, máy móc cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, tăng cường đào tạo nhân lực và thúc đẩy chuyển đổi công nghệ.


Triển lãm quốc tế chuyên ngành da giầy 2018 thu hút hơn 12.000 lượt khách tham quan. Ảnh ĐD

Triển lãm quốc tế chuyên ngành da giầy 2018 thu hút hơn 12.000 lượt khách tham quan. Ảnh ĐD.

 

Theo Ban Tổ chức, điểm đặc biệt của sự kiện ‘4 trong 1’ này là triển lãm liên quan đến ngành dệt may (VTG 2019) được trưng bày với diện tích lớn nhất (hơn 19.000m2), thu hút trên 800 gian hàng với số đơn vị tham gia nhiều nhất (530 đơn vị), đại diện cho 550 thương hiệu đến từ 17 quốc gia và khu vực. Triển lãm dự kiến thu hút khoảng 13.000 lượt khách tham quan, tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư.

Còn về triển lãm liên quan đến ngành da giày, sự kiện trong năm 2018 đã thu hút hơn 12.000 lượt khách tham quan đến từ 11 quốc gia và khu vực. Năm nay, triển lãm dự kiến tiếp tục thu hút lượng khách tham quan tương đương từ các nước khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh các hoạt động triển lãm, chương trình còn diễn ra một loạt hội thảo có nội dung dự báo xu hướng, nhận định và phân tích sâu cũng như giới thiệu các giải pháp hiệu quả cho ngành công nghiệp dệt may, da giày. Việc khách tham quan có thể tiếp cận các phát minh, thông tin thị trường và giao lưu với các DN lớn đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may và da giày Việt Nam phát triển.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm