Cổ phiếu dầu khí liệu có là 'thế lực' mới của thị trường?
EVN: Lưới điện gặp sự cố nhỏ do người dân thả bóng bay, bắn dây kim tuyến trong dịp Tết / Hải Phòng phản hồi kiến nghị của Hải Dương về tạo điều kiện thông thương hàng hóa
Tiếp nối thành công của năm Canh Tý, thị trường chứng khoán vừa có màn “chào xuân” Tân Sửu khá thành công với sắc xanh lan tỏa tại hầu hết các nhóm ngành. Tuy nhiên, đáng nói nhất phải kể đến nhóm cổ phiếu dầu khí.
Trong hai phiên giao dịch khai xuân vừa qua, nhóm cổ phiếu này đã ghi dấu ấn với các nhà đầu tư khi có mức tăng mạnh. Có thể kể đến như cổ phiếu GAS (PVGas) ghi nhận mức tăng 10,6%, PVS (Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC) tăng 15,4%, PVD (PV Drilling) tăng 10,2%, PVT (PV Trans) tăng hơn 9%...
Chiếc "phao" giá dầu
Năm 2020 được đánh giá là một năm đầy biến động của các doanh nghiệp ngành dầu khí khi giá dầu WTI lần đầu tiên trong lịch sử rơi xuống mức âm 37,63USD/thùng vào ngày 20/4/2020.
Cũng trong thời điểm này, giá dầu Brent giảm xuống mức thấp nhất 17,30 USD/thùng do nhu cầu về dầu trở nên cạn kiệt dưới sự tác động của các đợt giãn cách xã hội trên toàn thế giới.
Bên cạnh những kỳ vọng tích cực về nhóm cổ phiếu dầu khí thì vẫn có những ý kiến cho rằng bức tranh toàn cảnh của ngành vẫn chưa thể sáng hơn trong năm 2021. |
Thống kê tại 27 doanh nghiệp dầu khí niêm yết đã tạo ra khoảng 232.200 tỷ đồng doanh thu thuần, 10.500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm qua, lần lượt giảm 24% và 42% so với năm 2019.
Số doanh nghiệp báo lãi sụt giảm so với năm trước là 19 doanh nghiệp, trong đó có tới 7 doanh nghiệp có mức lợi nhuận giảm một nửa so với cùng kỳ gồm: CTCP Đầu tư và Sản xuất miền Trung (mã: PMG), CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã: PSH), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX), CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex (mã: PIT), CTCP Dầu khí Thái Dương (mã: TDG), Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (PVChem, mã: PVC) và CTCP Thương mại - Xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã: TMC).
Nhưng "thảm" nhất có lẽ phải kể đến CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR), dù có ghi nhận tín hiệu tích cực khi có lãi trở lại trong 6 tháng cuối năm nhưng nỗ lực này chỉ giúp doanh nghiệp giảm lỗ trong năm 2020 xuống còn 2.848 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ chịu lỗ 2.809 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện của "ngày hôm qua", hiện giá dầu thô thế giới đang dần hồi phục khi liên tiếp đạt mức giá cao nhất kể từ đầu năm 2020. Nguyên nhân của mức tăng này được cho là đến từ triển vọng mới về kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát nhờ vắc-xin; cũng như động thái tiếp tục kiềm chế nguồn cung của các nhà sản xuất.
Theo nhận định của SSI Research, mặc dù nhu cầu dầu đang phải đối mặt với áp lực đáng kể, bất kỳ tin tức nào về tiến triển của vắc xin, hoặc bất kỳ tin tức cắt giảm sản lượng từ OPEC + ... đều trở thành yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi của giá dầu. Do đó, khả năng tăng giá nhiều hơn rủi ro giảm đối với giá dầu ở thời điểm hiện tại.
Cũng theo SSI Research, dựa trên ước tính của các tổ chức kinh tế trên thế giới về giá dầu trong năm 2021, dầu Brent sẽ đạt mức bình quân 52 USD/thùng trong năm 2021 (tăng 23% so với cùng kỳ). Điều này có thể khiến lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp ngành dầu khí tăng 35,7% so với năm 2020.
"Nước lên, thuyền lên"
Thực tế cho thấy, trước triển vọng của giá dầu, các nhà đầu tư đã đặc biệt quan tâm và "chọn mặt gửi vàng" vào nhóm cổ phiếu dầu khí kể từ cuối tháng 1/2021.
Nổi bật nhất phải kể đến cổ phiếu PVD đã ghi nhận mức tăng gấp đôi kể từ vùng đáy vào cuối tháng 10/2020 với thanh khoản dồi dào bình quân lên đến 12 triệu đơn vị mỗi phiên
Được biết, PV Drilling hoạt động thượng nguồn, cụ thể là khai thác dầu khí và đảm nhiệm hầu hết các dịch vụ khoan tại các mỏ dầu của PVN. Công ty cũng tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế. Theo đó, giá dầu tăng kéo theo triển vọng về tiền thuê và hiệu suất, tác động trực tiếp lên chỉ số kinh doanh của công ty.
Hay như PVS đã ghi nhận mức tăng gần 70% kể từ hồi đầu tháng 10/2020 tới nay, thanh khoản cải thiện với hàng triệu cổ phiếu được "sang tay" mỗi phiên.
Tương tự như PV Drilling, giá dầu tăng sẽ mang lại cho PTSC nhiều lợi ích dù lĩnh vực hoạt động đa dạng (tàu, cảng, kho nổi, cơ khí dầu khí…).
Không chỉ PVS, PVD mà các cổ phiếu dầu khí khác như GAS, BSR, PLX... cũng không hề kém cạnh khi đều ghi nhận mức tăng đáng kể trên 50% so với mức giá đáy nhờ những triển vọng về kinh doanh trong năm nay.
Nhận định về triển vọng nhóm cổ phiếu "họ P", SSI Research cho biết, "nước lên thuyền lên là câu mô tả đúng nhất đối với ngành dầu khí trong bối cảnh cung tiền dồi dào" và kỳ vọng nhóm cổ phiếu này sẽ còn tăng nếu giá dầu không biến động nhiều.
Dù viễn cảnh trước mắt đang hoàn toàn ủng hộ nhóm cổ phiếu dầu khí nhưng Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn đưa ra cái nhìn thận trọng khi cho rằng năm 2021 sẽ không phải là năm của cổ phiếu dầu khí.
VDSC cho rằng, ngành dầu khí Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường dầu mỏ thế giới. Bất lợi về giá vốn của các dự án thượng nguồn khiến động lực đầu tư khai thác các mỏ dầu khí mới không liên quan tới lợi ích kinh tế, mà phụ thuộc hoàn toàn vào định hướng của Chính phủ.
Vì vậy, một cách tổng thể thì bức tranh toàn cảnh ngành dầu khí nội địa có vẻ như vẫn không mấy sáng sủa, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu dầu khí thế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid - 19 gây ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam