CPI tháng 7 tăng nhẹ 0,18%
Tăng thuế môi trường xăng dầu chỉ tác động đến CPI từ 0,07 - 0,09% / Hết quý III, chỉ số CPI tăng 3,57% so với đầu năm
Trong tháng 7, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng khá (0,33%); kế đến là nhóm giáo dục (tăng 0,22%) do một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15%; đồ uống và thuốc lá tăng 0.12%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.1%... Riêng nhóm giao thông và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cùng giảm 0,03%.
Như vậy, CPI bình quân 7 tháng đầu năm nay tăng 2,61% so với bình quân cùng kỳ năm 2018; so với cuối năm 2018, CPI hiện đã tăng 1,59%.
Ảnh minh họa.
Điểm đáng lưu ý là lạm phát cơ bản có xu hướng tăng liên tục kể từ năm 2018 đến nay, đạt mức 2,04% vào cuối tháng 7/2019. Điều này cho thấy xu hướng tăng giá của các nhóm hàng hóa sau khi loại bỏ các biến động lớn của giá năng lượng và lương thực thực phẩm.
Xu hướng tăng liên tục của lạm phát lõi sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thận trọng hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tránh việc nới lỏng quá sớm và quá mạnh sẽ gây rủi ro đến lạm phát.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), một số nhân tố có thể gây áp lực lên lạm phát trong nửa cuối năm 2019 bao gồm: bệnh dịch khiến nguồn cung thịt lợn thu hẹp, giá xăng dầu biến động liên tục và giá hàng hóa dịch vụ giáo dục sẽ tăng thêm khoảng 5% theo lộ trình.
Mặc dù vậy, về tổng thể, lạm phát được dự báo sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. BVSC dự báo CPI trung bình năm 2019 sẽ có mức tăng quanh 3,5%, thậm chí trong kịch bản lạc quan còn có thể tăng thấp hơn.
Trước đó, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng trước và CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Lạm phát cơ bản tháng 6/2019 tăng 0,16% so với tháng trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo