CPI trong tầm kiểm soát
Nông sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng tại thị trường Nga / Phát triển nhà ở xã hội chỉ đạt khoảng 30% so với mức đề ra
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 5/2019 cho thấy, CPI tháng 5 tăng 0,49% so với tháng 4, trong đó các nhóm có mức tăng cao (từ 1,28-2,64%) gồm: Nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm giao thông do tác động của việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu, giá cước vận tải, giá điện.
Giá xăng dầu diễn biến khó lường |
Bà Tạ Thị Thu Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) - phân tích: Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, giao thông là nhóm tăng cao nhất; thuốc, dịch vụ y tế và bưu chính viễn thông là hai nhóm hàng giảm giá nhiều nhất.
Cụ thể, kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài khiến nhu cầu du lịch tăng, cộng với giá xăng dầu tăng đã tác động đến nhóm mặt hàng giao thông, khiến CPI tăng; giá điện tăng do điều chỉnh tăng giá; giá gas tăng theo giá gas thế giới; vật liệu bảo dưỡng tăng do nhu cầu xây dựng tăng; nhà xuất bản tuyên bố tăng giá sách giáo khoa… là những yếu tố tác động khiến chỉ số CPI tăng.
Tuy nhiên, giá một số mặt hàng lương thực thực phẩm như giá gạo đang vào mùa thu hoạch, giá thịt lợn giảm do ảnh hưởng từ dịch tả châu Phi là những yếu tố kéo CPI thấp xuống.
Cung theo bà Thu Việt, giá xăng dầu và điện tăng trong thời gian qua không tác động quá lớn đến CPI. CPI 5 tháng đầu năm chỉ tăng 2,74% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Bà Phùng Thị Ánh Ngọc - Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cho rằng, CPI tháng 5 hoàn toàn nằm trong mức dự báo và ở ngưỡng an toàn để kiểm soát lạm phát dưới 4% cho mục tiêu cả năm.
Mục tiêu có thể đạt được
Theo bà Tạ Thị Thu Việt, một số yếu tố sẽ tác động làm tăng CPI trong thời gian tới là giá xăng dầu thế giới dự báo có thể tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch gia tăng vào dịp hè sẽ khiến giá vé tàu hỏa, ôtô khách, dịch vụ du lịch trọn gói tăng.
"Tuy nhiên, nhìn chung, do các mặt hàng tương đối dồi dào nên cung - cầu luôn được đảm bảo; nhiều loại nông sản đang vào vụ thu hoạch nên giá ổn định, mặt bằng giá hàng hóa sẽ không có biến động lớn. Dự báo, CPI năm nay sẽ đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng không quá 4% so với cùng kỳ" - bà Tạ Thị Thu Việt chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá xăng dầu thế giới và khu vực đang diễn biến khó đoán định, có thể tác động đến giá xăng dầu trong nước, gây áp lực lên giá các mặt hàng khác. Liên Bộ Tài chính - Công Thương đang theo dõi rất sát giá thế giới, linh hoạt trong sử dụng các công cụ bình ổn để điều hành giá xăng dầu. Cả nước hiện có 32 đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bộ Công Thương đang đa dạng các đầu mối, đảm bảo các tiêu chuẩn theo Nghị định 83.
Để kiểm soát CPI cả năm ở mức dưới 4%, trong 7 tháng cuối năm, mỗi tháng CPI chỉ được tăng ở mức 0,72%. Theo các chuyên gia, đây là mục tiêu có thể đạt được. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh