Thị trường

Cuộc đua 'chốt đơn' giữa hàng nội với hàng ngoại trong mùa Tết

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu, lấy lại đà phục hồi trong bối cảnh dịch COVID-19. Song để giành được khách hàng, đặc biệt là những khách hàng chịu chi thì hàng Việt cũng phải cạnh tranh khốc liệt bởi sự đổ bộ của hàng nhập khẩu.

Dự báo xuất khẩu gạo có nhiều đột phá trong năm 2022 / Việt Nam - Điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực

Nhìn nhận sức mua dịp Tết Nhâm Dần 2022 sẽ tăng mạnh, hệ thống đại siêu thị GO!/Big C và chuỗi siêu thị Tops Market thuộc Tập đoàn Central Retail đang triển khai tung các gói sản phẩm theo dạng combo, giỏ quà với nhiều chủng loại và mức giá khác nhau.

Thực phẩm ngoại đổ bộ theo Tết

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam, đánh giá nhu cầu của khách hàng đang tăng cao, không chỉ đối với các sản phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt mà còn ở những dòng sản phẩm mùa Tết như đồ khô, kẹo mứt Tết cũng tăng trưởng vượt trội.

Cuoc-dua-chot-don-giua-hang-no-5905-4729

Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hàng nội với hàng ngoại dịpTết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tất nhiên bên cạnh việc bày bán sản phẩm Việt thì phân khúc hàng ngoại không thể thiếu trong mùa Tết mà Central Retail tung ra thị trường. Trong đó, GO!/Big C sẽ nhập khẩu 1.500 tấn trái cây, hơn 2.000 tấn thịt lợn, thịt gia cầm, cá hồi đông lạnh, cá nguyên con đông lạnh các loại...

Đồng thời, thông tin từ chuỗi siêu thị Tops Market của Tập đoàn Central Retail cũng cho thấy, năm nay Tết Nhâm dần sẽ có giỏ quà Tết nhập khẩu sang trọng, cao cấp với chiết khấu hấp dẫn lên đến 10%, quy tụ các sản phẩm hảo hạng từ nhiều nước trên thế giới.

Đại diện Central Retail cho biết sẽ tổ chức chương trình Lễ hội nhập khẩu từ ngày 13/1 - 25/1 với nhiều chương trình khuyến mãi đảm bảo giá tốt nhất - đáp ứng đa dạng nhu cầu dịp Tết 2022 cho mặt hàng nhập khẩu trực tiếp như táo Mỹ, táo Pháp, táo Ba Lan, Cam Úc, lê Hàn Quốc, me Thái Lan, thịt lợn đông lạnh, thịt gà đông lạnh, thịt bò mát, cá hồi đông lạnh, cá đông lạnh... nhằm mang đến giá tốt nhất cho khách hàng.

Điều này cho thấy, hàng Việt nói riêng cũng như thực phẩm Việt chắc chắn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong mùa Tết này. Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng giám đốc công ty cổ phần Bibica, dự kiến đưa ra thị trường Tết 2022 khoảng 2.500 tấn bánh kẹo - đây là mặt hàng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Tuy nhiên, để cạnh tranh với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp phải đa dạng sản phẩm từ bình dân tới cao cấp với khoảng 70 chủng loại khác nhau.

Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước cũng cho hay, sẽ triển khai các chương trình giảm giá để kích cầu mua sắm trong dịp Tết. Doanh nghiệp đảm bảo chỉ tăng sản lượng chứ không tăng giá. Điều này cũng giúp kích cầu mua sắm trong dịp cao điểm cuối năm.

 

Chinh phục tầng lớp trung lưu

Thời gian gần đây nhiều người tiêu dùng trong nước đã ưa chuộng dùng hàng Việt Nam. Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, hiện hàng Việt đã chiếm lĩnh chủ yếu ở các kênh phân phối trong nước. Riêng trong nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đã đạt trên 80%, nhóm hàng nông sản đạt trên 90%.

Song thực tế, chúng ta cũng không thể không phủ nhận rằng hàng nhập khẩu vẫn khá được tin dùng, nhất là người tiêu dùng có thu nhập cao, mạnh tay chi tiêu. Ngay cả những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông sản, trái cây nhiều khi vẫn chưa tạo được độ tin tưởng cho người dùng.

Nhìn nhận thực trạng này, ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc công ty Rồng Đỏ, cho rằng thời gian qua chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực từ hoạt động xuất khẩu nhưng phải thấy rằng thị trường trong nước với gần 100 triệu dân là rất tiềm năng. Điều này cho thấy cần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tại chỗ trong thời gian tới.

Ông Thìn đánh giá, nếu tạo được niềm tin cho người tiêu dùng Việt Nam về nông sản an toàn, đạt chuẩn chất lượng cao thì chắc chắn người Việt sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để ủng hộ nông sản Việt.

 

"Nếu chúng ta có thể xây dựng được nông sản an toàn theo chuẩn toàn cầu cho thị trường nội địa thì các doanh nghiệp nhập khẩu cũng không còn hoài nghi nhiều về an toàn thực phẩm của hàng Việt", ông Thìn nói.

Giám đốc Rồng Đỏ dẫn chứng từ New Zealand - sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ của họ giá cao hơn khoảng 20% so với hàng bình thường. Người dùng nào có tiền thì chọn sản phẩm cao cấp, còn không thì sử dụng hàng bình thường là đã đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn. Trong khi đó quay trở lại Việt Nam, giá nông sản hữu cơ cao hơn gấp 3-4 lần giá bình thường, theo đó chỉ người có thu nhập cao mới có thể chi tiêu cho mặt hàng này. Chưa kể, thị trường nông sản hữu cơ vẫn chưa minh bạch, còn với những người sử dụng nông sản ở thị trường bình dân thì vẫn luôn hoài nghi về chất lượng.

Để giải quyết bài toán này, trong năm 2022, Bộ Công Thương đặt nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu. Phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước để kết nối giữa sản xuất với thị trường, thực hiện nhất quán quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trong nước bằng các quy định, tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế, ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm.

"Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế, tăng cường hơn nữa chất lượng và sự hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp", Bộ Công Thương cho biết.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm