Đà Nẵng: Phát triển ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc
Hạn chế đưa tiễn khách tại nhà ga quốc tế T2 sân bay Đà Nẵng / Dịp Tết Dương lịch 2024, sân bay Đà Nẵng dự kiến có 1379 lượt chuyến bay
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, trong 11 tháng năm 2023, tổng lượng khách do các cơ sở lưu trú trên địa bàn phục vụ ước gần 6,9 triệu lượt, tăng 102,6% so với cùng kỳ 2022. Trong đó khách quốc tế hơn 1,8 triệu lượt, gấp 4,7 lần; khách trong nước hơn 5 triệu lượt, tăng 67,5%. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước gần 21.000 tỷ đồng, tăng gần 35%; trong đó doanh thu ăn uống gần 12.000 tỷ đồng, tăng 22% và chiếm hơn 50% tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của 11 tháng năm 2023.
Ẩm thực Đà Nẵng hội tụ nét đặc sắc 3 miền Bắc - Trung - Nam và của quốc tế.
“Nhiều du khách đánh giá “Đà Nẵng là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên. Sở Du lịch thường xuyên tổ chức các liên hoan, lễ hội ẩm thực mang tầm khu vực và quốc tế để giới thiệu những món ăn, nét ẩm thực đặc sắc của TP, qua đó tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng”, bà Phạm Thị Song Ánh - Phó trưởng phòng Quản lý cơ sở lưu trú Sở Du lịch Đà Nẵng nói.
Đáng chú ý, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết tại Kế hoạch số 114/KH-UBND (ngày 24/5/2023), UBND TP Đà Nẵng đã định hướng khai thác, phát triển ẩm thực trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc trên địa bàn TP giai đoạn 2023-2030, triển khai đồng thời với nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ.
Với định hướng đó, tại toạ đàm chiều 5/12, đại diện BQL An toàn thực phẩm TP, trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng và các chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực đã tập trung vào 3 chuyên đề chính: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Danang city food truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ trong thương mại dịch vụ; Hướng dẫn chuẩn hóa về dịch vụ và tác phong phục vụ.
Theo đó, quản lý các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hộ kinh doanh/tiểu thương tại các chợ điểm phục vụ du lịch được hướng dẫn về văn minh thương mại, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, ứng dụng các giải pháp phát triển thương mại điện tử…); thiết kế, trang trí cơ sở kinh doanh/điểm bán hàng, món ăn; kỹ năng trình diễn món ăn; kỹ năng phục vụ khách, chăm sóc khách, chụp hình check-in cho khách…
Đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh, đây là cơ hội giúp các đơn vị rà soát, điều chỉnh để nâng cao chất lượng phục vụ tại cơ sở, góp phần quảng bá ẩm thực là sản phẩm đặc sắc để thu hút du khách trong nước, quốc tế đến TP. Đồng thời xây dựng thương hiệu, giữ gìn và tăng cường giao lưu văn hóa ẩm thực.
Sở Du lịch Đà Nẵng cũng cam kết đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tổ chức sự kiện lễ hội, chia sẻ thông tin để giới thiệu sản phẩm dịch vụ trong đó có văn hóa ẩm thực, tiếp cận khai thác các thị trường du lịch trong và ngoài nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu