Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Tăng cường trách nhiệm doanh nghiệp trong đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động / Việt Nam là điểm sáng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho biết, hiện nay các cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục và không đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% như các doanh nghiệp thông thường, điều này tạo ra áp lực tài chính lớn.
Đặc biệt, nguồn thu từ quảng cáo – một nguồn lực quan trọng để duy trì hoạt động báo chí – đang giảm mạnh do cạnh tranh từ các nền tảng số như Google, Facebook... Trong khi đó, các tổ chức công ích được hưởng chính sách miễn, giảm thuế, nhưng báo chí lại chưa được áp dụng các chính sách tương tự, dù đóng vai trò quan trọng trong định hướng dư luận xã hội và thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính trị.
Đại biểu Bình đề xuất áp dụng thuế suất ưu đãi 10% hoặc thấp hơn đối với phần thu nhập ngoài nhiệm vụ chính trị, bao gồm quảng cáo và tổ chức sự kiện. Đồng thời, cần miễn thuế đối với các khoản tài trợ, viện trợ dành cho báo chí nhằm hỗ trợ tài chính và giúp các cơ quan này thực hiện tốt hơn vai trò của mình.
Bên cạnh đề xuất giảm thuế, các đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các cơ chế hỗ trợ khác. Đại biểu Thạch Phước Bình kiến nghị đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế, đồng thời ứng dụng công nghệ để giảm gánh nặng hành chính cho các cơ quan báo chí. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ riêng cho báo chí địa phương tại các vùng sâu, vùng xa – nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và khả năng tự chủ tài chính thấp.
Đại biểu cũng đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ tài chính để cung cấp một phần nguồn lực cho báo chí. Cùng với đó, việc xây dựng cơ chế thu thuế từ các nền tảng mạng xã hội như Google và Facebook cũng là giải pháp quan trọng để tạo nguồn lực bền vững cho báo chí trong nước.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) bổ sung, việc giảm thuế sẽ giúp các cơ quan báo chí cải thiện chất lượng thông tin, đồng thời ổn định đời sống của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Ông Nghĩa nhấn mạnh, giảm thuế không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho báo chí mà còn mang lại lợi ích cho công chúng, khi chất lượng thông tin được nâng cao và các giá trị văn hóa được bảo tồn, phát huy.
Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 10%, thậm chí 5% với báo chí, không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn góp phần khẳng định vị trí của báo chí trong việc định hướng xã hội và cung cấp thông tin chính xác, chất lượng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Tạo động lực phát triển năng lượng nguyên tử
Giá nông sản ngày 8/12/2024: Hồ tiêu và cà phê tiếp tục tăng mạnh
Ba bức tranh của thị trường bất động sản năm 2024
Giá heo hơi ngày 8/12/2024: Nhiều nơi chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg
Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động - Bài 1: Cuộc đua chính trị và vận mệnh kinh tế toàn cầu