Dẫn đầu BXH PCI 2018, tỉnh Quảng Ninh cam kết sẽ lắng nghe, phục vụ doanh nghiệp
500 gian hàng tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2019 / Công bố 9 cảng cá đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Sáng 28/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018.
Theo Báo cáo này, dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2018 là Quảng Ninh với 70,36 điểm trên thang điểm 100. Kế đến là Đồng Tháp (70,19 điểm), Long An (68,09 điểm), Bến Tre (67,67 điểm). 2018 là năm thứ 2 liên tiếp tỉnhQuảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
BTC trao chứng nhận cho 4 tỉnh thành dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2018
Đây là thành quả cho những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của đảng bộ, chính quyền, sở, ban, ngành, địa phương từ tỉnh đến cơ sở, sự cầu thị của các cấp lãnh đạo, cùng sự đồng hành, chung sức của cộng đồng doanh nghiệp.
Phát biểu tại buổi công bố PCI 2018, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: "Hôm nay, chúng tôi hết sức xúc động và phấn khởi được đón nhận vị trí xếp hạng PCI 2018. Đây là năm thứ 6 liên tiếp từ năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đứng trong top 5 PCI cả nước và là năm thứ 2 đứng ở vị trí đầu. Có thể nói đây là sự nỗ lực, cố gắng quyết tâm đổi mới, cải cách của cả hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ninh và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh và FDI".
"Với một chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Ninh và các tư vấn hàng đầu thế giới, việc huy động đầu tư phát triển hướng đến cộng động doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tư nhân hết sức quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi thấy rằng mặc dù hôm nay đứng ở vị trí đứng đầu nhưng so với thang điểm 100 thì dư địa vẫn còn hết sức lớn và tốc độ cải thiện đang chững lại. Các tỉnh phía sau đều nỗ lực và có khoảng cách rất ngắn với những tỉnh thành ở top đầu. Đây là thách thức rất lớn đòi hỏi phải cải cách, đổi mới".
"PCI chính là nguồn lực đầu tư, thu hút vốn của địa phương. Chúng tôi cũng cam kết với cộng đồng doanh nghiệp sẽ tiếp tục lắng nghe và có nhiều cải cách để thực sự phục vụ doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp sẽ làm cho tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp" - ông Nguyễn Đức Long khẳng định.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, kết quả điều tra PCI năm 2018 cho thấy mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao, 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. Tuy nhiên, điều tra năm qua cũng cho thấy dấu hiệu gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ. Trong quá trình này, vai trò của các chính quyền cấp tỉnh đang ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
"Năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam phần lớn sẽ được quyết định bởi chất lượng điều hành và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Do vậy, sự năng động, tiên phong của lãnh đạo địa phương, sự chuyên nghiệp mẫn cán của bộ máy công chức các tỉnh, thành phố đang quyết định tốc độ và đường hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ số PCI chính là sự cổ vũ mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp cho sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cấp địa phương tại Việt Nam", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, năm nay, chỉ số PCI đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thực hiện báo cáo năm 2005. PCI đã trở thành một báo cáo được coi trọng và có tác động giúp thúc đẩy cải cách kinh tế, nhằm khuyến khích tính minh bạch, gia tăng đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế. USAID sẽ tiếp tục gia hạn dự án PCI thêm 3 năm nữa.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink ấn nút công bố Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng về PCI 2018
Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, một số lĩnh vực của môi trường kinh doanh có thay đổi tích cực hơn so với năm 2017. Chi phí không chính thức tiếp tục được cắt giảm, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn và cải cách hành chính đang chuyển biến rõ nét.
Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy, các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền cần nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh, tăng chất lượng đào tạo lao động; cải thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, đặc biệt là nhóm thủ tục về đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông và xây dựng…
Đại diện của VCCI phân tích kết quả điều tra PCI năm 2018
Điều tra PCI năm 2018 còn cho biết mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao. Cụ thể, 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. Nhưng điều tra năm qua cũng cho thấy, dấu hiệu gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động; trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ. Trong quá trình này, vai trò của các chính quyền cấp tỉnh là rất quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Thách thức bủa vây thị trường chứng khoán: Xuống tiền mã ngành nào?
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt