Dịch tả lợn châu Phi: Phải tính kỹ phương án cấp đông thịt lợn
DNVN - Việc thực hiện cấp đông thịt lợn sẽ có lợi cho người chăn nuôi vì ổn định được giá cả. Nhưng vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của các lò mổ và công tác giám sát giết mổ, cũng như kinh phí của quá trình cấp đông và kho cấp đông có đảm bảo tiêu chuẩn hay không.
Ban hành danh mục điều kiện kinh đầu tư kinh doanh lĩnh vực y tế / Vải sớm giá tăng gấp 3 thương lái vẫn đổ xô gom hàng bán sang Trung Quốc
Đây là trăn trở của ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khi dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp và đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi của tỉnh.
Ngày 27/5, UBND huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định công bố hết dịch đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom). Dù công bố hết dịch, song chính quyền huyện Trảng Bom cho rằng, nguy cơ tái xuất hiện dịch tại xã Đồi 61 vẫn rất lớn và khuyến cáo người dân không được lơ là, cần đẩy mạnh biện pháp phòng bệnh, thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
Theo thông tin chính thức từ tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn hiện có 8 xã thuộc 4 huyện còn dịch tả lợn châu Phi. Toàn tỉnh đã tiêu hủy gần 4.000 con lợn. Dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi của Đồng Nai.
Lực lượng chức năng phun xịt khử trùng xe vận chuyển thịt heo nhiễm dịch tả heo châu Phi. (Ảnh: TTO)
Từ khi có dịch, nhiều trang trại trên địa bàn giảm đàn, nhiều hộ ngừng chăn nuôi. Hiện tổng đàn lợn của Đồng Nai chỉ còn 2 triệu con, giảm 500.000 con so với thời điểm tháng 3/2019.
Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã đề xuất phương án thu mua lợn sạch, giết mổ và cấp đông thịt lợn nhằm giảm áp lực tiêu hủy, giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh và cân đối nguồn thịt lợn cho các tháng cuối năm.
Ông Trần Văn Quang - Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho biết, dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều nguy cơ tiếp tục lây lan. Ngành nông nghiệp Đồng Nai đề nghị các địa phương không chủ quan với dịch bệnh, kiểm soát chặt việc lưu thông lợn trên địa bàn.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho rằng, việc cấp đông thịt lợn ở thời điểm hiện tại cũng chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt mặc dù cần thiết vì nếu không cấp đông, lượng lớn lợn sẽ bị ùn ứ, ảnh hưởng đến nguồn cung sau này và giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Theo ông Quang, cái khó của việc cấp đông thịt lợn hiện nay là phải sử dụng kho cấp đông lớn và có nhiệt độ âm sâu. Trong khi đó, hiện Đồng Nai vẫn chưa có kho cấp đông lớn và đảm bảo nhiệt độ âm sâu.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, việc thực hiện cấp đông thịt lợn sẽ có lợi cho người chăn nuôi vì ổn định được giá cả. Song, vấn đề an toàn thực phẩm của các lò mổ giám sát giết mổ và kinh phí của quá trình cấp đông và kho cấp đông cũng là điều đáng lưu tâm. Do đó, theo ông Đoán, cần tính toán kỹ phương án cấp đông thịt lợn.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo