Ban hành danh mục điều kiện kinh đầu tư kinh doanh lĩnh vực y tế
DNVN - Ngày 20/5/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1899/QĐ-BYT về việc công bố Danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh và Danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.
Cơ hội xuất khẩu hàng hóa toàn cầu / Giá thuốc, thức ăn thủy sản nhảy vọt
Theo đó, Bộ Y tế quyết định cắt giảm 1.376 điều kiện đầu tư kinh doanh. Cụ thể, trước cắt giảm, đơn giản hóa là 1.996 điều kiện; sau cắt giảm, đơn giản hóa còn 620 điều kiện).
Các điều kiện đầu tư kinh doanh được chia thành những lĩnh vực cụ thể như sau: An toàn thực phẩm; Dược phẩm; Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Khám chữa bệnh; Mỹ phẩm; Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Phòng chống HIV/AIDS; Sức khỏe sinh sản; Trang thiết bị y tế.
Đối với thực phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý có 5 nhóm mặt hàng: Nước uống đóng chai; Nước khoáng thiên nhiên; Thực phẩm chức năng (Thực phẩm bổ sung, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng Y học); Phụ gia thực phẩm (bao gồm hương liệu thực phẩm)/chất hỗ trợ chế biến; Dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Phương án cắt giảm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP:
Cắt giảm theo mặt hàng: 100% các mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học nhập khẩu đã đăng ký bản công bố sản phẩm được miễn kiểm tra nhà nước.
Cắt giảm theo lô hàng nhập khẩu (đối với 4 nhóm sản phẩm còn lại). Theo đó, tất cả các lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước đều không phải lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi nhập khẩu trừ trường hợp có cảnh báo mất an toàn thực phẩm theo thống kê hàng năm, số lượng lô hàng cảnh báo phải lấy mẫu kiểm nghiệm ≤ 2%. Như vậy, tối thiểu 98% lô hàng không phải lấy mẫu kiểm nghiệm.
Các lô hàng phải kiểm tra được cắt giảm căn cứ như sau: Dựa vào lịch sử lô hàng (3 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu sẽ được áp dụng kiểm tra giảm); Đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến tại nước xuất khẩu thì được áp dụng kiểm tra giảm.
Với các lô hàng thuộc đối tượng này chỉ áp dụng kiểm tra hồ sơ tối đa 5% các lô hàng nhập khẩu. Như vậy, tối thiểu 95% lô hàng không phải qua kiểm tra chuyên ngành trước khi nhập khẩu.
Như vậy, với phương thức cắt giảm mặt hàng, lô hàng và tỷ lệ kiểm tra chặt như trên, khoảng 98% lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý của Bộ Y tế không phải kiểm tra trước khi nhập khẩu mà thực hiện hậu kiểm sau khi nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Quyết định 1899/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo