Thị trường

Điểm mặt loạt doanh nghiệp có hàng tồn kho bất động sản siêu “khủng”

Theo thống kê, chỉ riêng 20 doanh nghiệp bất động sản có giá trị hàng tồn kho lớn hàng đầu trên thị trường đã “om” tới gần 175 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với hồi đầu năm.

Thị trường bất động sản TP.HCM “vắng bóng” nhà ở giá rẻ / Thị trường bất động sản hạ nhiệt bởi "tiền và đất" giảm mạnh

Điểm mặt loạt doanh nghiệp có hàng tồn kho bất động sản siêu “khủng” - 1

Theo nhận xét được đưa ra tại một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, so với giai đoạn năm 2013 - 2016, tốc độ giải quyết hàng tồn kho giai đoạn năm 2017 - 2018 đã giảm tới vài lần vì nhiều lý do.

Tồn kho chất cao như núi

Theo nhận xét được đưa ra tại một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, so với giai đoạn năm 2013 - 2016, tốc độ giải quyết hàng tồn kho giai đoạn năm 2017 - 2018 đã giảm tới vài lần vì nhiều lý do.

Thống kê cho thấy, tính tới cuối quý 1/2019, chỉ riêng 20 doanh nghiệp bất động sản có giá trị hàng tồn kho lớn hàng đầu trên thị trường đã “om” tới gần 175 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với hồi đầu năm.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Mã CK: BCM) cũng có lượng hàng tồn kho “khủng” với 22.123 tỷ đồng tình đến hết quý I/2019; tăng 5% so với con số đầu năm.

Trong số này, lượng tiền chủ yếu “om” ở một số các dự án đang xây dựng như Chung cư IJC Aroma (hơn 111,4 tỷ đồng); Dự án phố Sông Cấm, Dự án TDC Plaza (hơn 534 tỷ đồng); Dự án Unitown giai đoạn 2 (gần 553 tỷ đồng); Dự án khu dân cư ấp 5C Lai Uyên; Dự án Lake View (gần 40 tỷ đồng); Dự án Green Pearl…

 

Tính đến cuối tháng 3/2019, tổng tài sản của BCM là 45.183 tỷ đồng, như vậy lượng hàng tồn kho chiếm gần một nửa tổng tài sản.

Một cái tên cũng thường xuyên được “điểm mặt” trong top các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho cao ngất ngưởng là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - KBC.

Tính đến hết quý I/2019, lượng hàng tồn kho của KBC là gần 8.538 tỷ đồng, có giảm nhẹ song không đáng kể so với hồi đầu năm. Đây cũng là doanh nghiệp có tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản.

Hàng tồn kho của "đại gia" này chủ yếu là chi phí phí xây dựng dở dang tại các dự án khu công nghiệp và khu đô thị.

Điểm mặt loạt doanh nghiệp có hàng tồn kho bất động sản siêu “khủng” - 2
Hàng tồn kho của KBC tính đến hết quý I/2019.

Dở dang, dự án làm mãi không xong

 

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chỉ tiêu “hàng tồn kho” được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính gồm có 2 khoản mục: hàng hóa (là sản phẩm hoàn thiện như căn hộ, nhà ở...) và chi phí sản phẩm dở dang (là giá trị quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng... của các dự án đang trong giai đoạn triển khai).

Theo lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều án thực hiện mãi không xong một dự án vì nhiều lý do (cả về thủ tục pháp lý, vốn..) nên dự án cứ “chình ình” mãi trong mục bất động sản dở dang.

Điển hình như trường hợp của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG). Công ty này có tới 7.382 tỷ đồng hàng tồn kho tính đến cuối quý I/2019. Trong cơ cấu hàng tồn kho, bất động sản dở dang chiếm tới 6.932 tỷ đồng.

Trong số bất động sản dở dang thì dự án Khu dân cư Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai “om” số tiền lên tới mấy nghìn tỷ đồng của QCG nhưng “dang dở” mãi không xong vì lùm xùm pháp lý.

Còn lại, các dự án tồn kho khác cũng khiến QCG chật vật đó là dự án De Capella, dự án khu dân cư Lô 4, dự án chung cư Quốc Cường Gia Lai II, dự án Tân Phong… Giá trị hàng tồn kho chiếm tới gần 70% tổng tài sản của QCG và gần gấp đôi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 

Một “đại gia” địa ốc khác cũng có mức tăng hàng tồn kho lớn không kém đó là Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG). Tính đến hết quý I, giá trị hàng tồn kho doanh nghiệp này là 4.893 tỷ đồng, tăng thêm 1.632 tỷ đồng so với con số đầu năm.

Ngoài ra, còn nhiều đại gia khác cũng đang “đau đầu” với lượng hàng tồn kho lớn như Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (5.094 tỷ đồng); Bất động sản Phát Đạt (5.023 tỷ đồng); Công ty CP đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (4.889 tỷ đồng); Tập đoàn Đất xanh (4.319 tỷ đồng); Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (4266 tỷ đồng); Tập đoàn Hà Đô (3.744 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (3.590 tỷ đồng); Công ty CP Kinh doanh và phát triển Bình Dương (3.587 tỷ đồng); Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (3.403 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng (3.343 tỷ đồng); Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (3.199 tỷ đồng)…

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm