Doanh nghiệp bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm
Giá heo hơi ngày 2/1/2023: Năm 2023, giá heo tăng hay giảm? / Tiếp tục tăng giá, xăng RON 95-III vượt mốc 22.000 đồng/lít
Theo ghi nhận, thị trường bán lẻ đã có mứctăng trưởng doanh thu20% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng. Không bỏ qua cơ hội hưởng lợi từ làn sóng tiêu dùng tăng cao, cácdoanh nghiệp bán lẻđã có nhiều biện pháp nhằm kích cầu mua sắm nội địa.
Thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên Đán luôn là thời điểm bận rộn của thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, mùa mua sắm năm nay sẽ có phần đặc biệt hơn, khi kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dịch bệnh. Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ đã gấp rút chuẩn bị nguồn hàng từ sớm và đảm bảo mức giá hợp lý trong mùa mua sắm cao điểm.
Các doanh nghiệp đều kỳ vọng doanh số bán lẻ sẽ tăng từ 20 - 30% trong mùa cao điểm mua sắm dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Ảnh minh họa.
Thống kê cho thấy, người tiêu dùng không chỉ mua sắm với số lượng nhiều hơn, mà còn quan tâm hơn đến chất lượng của hàng hóa. Thị trường bán lẻ trong năm 2022 đã ghi nhận xu hướng tiêu thụ những mặt hàng tốt cho sức khỏe với nguồn gốc rõ ràng và sử dụng nguyên vật liệu an toàn.
Trong khi đó, tăng thời gian mở cửa hệ thống siêu thị và mở rộng bán hàng đa kênh cũng là một cách làm hiệu quả mà các doanh nghiệp bán lẻ đang áp dụng.
Năm 2022, ngành bán lẻ Việt Nam chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới như lạm phát, nợ xấu, suy thoái kinh tế. Theo chuyên gia nhận định, các giải pháp bình ổn giá đã phát huy tác dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ kích cầu tiêu dùng.
Với các giải pháp nhằm chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng, các doanh nghiệp đều kỳ vọng doanh số bán lẻ sẽ tăng từ 20 - 30% trong mùa cao điểm mua sắm dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo