Doanh nghiệp phải tích cực đổi mới công nghệ
Hà Nội điều tra, xây dựng bảng giá đất mới / Doanh nghiệp dệt may phải làm gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD năm 2019?
Gian hàng trưng bày của SaiGon Food tại Hội nghị tổng kết 10 năm “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” |
Chương trình hành động thực hiện “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được UBND TP.HCM triển khai từ năm 2010 với 5 nhóm giải pháp: Thông tin tuyên truyền vận động; kết nối doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích sử dụng hàng Việt Nam; kiểm tra, kiểm soát và quản lý thị trường.
Cuộc vận động luôn gắn với các kế hoạch, nhiệm vụ và chương trình phát triển kinh tế của thành phố, trong đó có chương trình bình ổn thị trường. 100% hàng hóa thuộc 4 nhóm: Lương thực - thực phẩm; các mặt hàng phục vụ mùa khai trường; sữa và dược phẩm thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường đều được sản xuất trong nước.
Ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết, cuộc vận động đã thúc đẩy nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng trong việc khai thác tốt thị trường nội địa, chủ động vượt qua khó khăn, chú trọng đầu tư cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng uy tín thương hiệu. Các hoạt động quảng bá, kết nối doanh nghiệp và xúc tiến tiêu thụ hàng Việt đã tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.
Nói về xu hướng tiêu dùng của người Việt, NSƯT Hạnh Thúy – Đại sứ hàng Việt cho rằng, thời gian gần gây người tiêu dùng Việt Nam đã chú trọng, hướng đến sử dụng hàng Việt. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng mong muốn hànghóa ngày càng phong phú, chất lượng hơn.
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc thường trực Saigon Co.op cho biết, tính đến nay Saigon Co.op đã có hơn 450 hợp đồng thương mại nhằm tạo nguồn hàng ổn định cho thị trường. Ngoài những hoạt động thường xuyên như kết nối, hỗ trợ các HTX, cơ sở sản xuất đưa hàng vào Co.opmart, quảng bá hàng Việt… sắp tới Saigon Co.op sẽ có chính sách thanh toán ưu tiên cho nhà sản xuất trong nước, hỗ trợ chi phí trưng bày hàng hóa, ưu tiên bao tiêu sản phẩm cho các HTX nông nghiệp đạt chuẩn, xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng cho mặt hàng rau củ quả…
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Mỗi một món hàng do người Việt Nam tạo ra, được mua bởi người Việt Nam, nghĩa là sẽ có những người lao động Việt thu nhập được tăng thêm, đó chính là thể hiện sự yêu nước.
Trong cuộc vận động người tiêu dùng sử dụng hàng Việt phải gây “sức ép” với nhà sản xuất Việt Nam tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hoàn thiện sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn, hướng tới thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, phải quyết liệt hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, nói không với hàng giả, hàng lậu, tạo chỗ đứng cho hàng Việt, phải đấu tranh từ biên giới tới các chợ và từ người tiêu dùng”.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh nhấn mạnh, thời gian tới TP.HCM cần tiếp tục xây dựng, rà soát, bổ sung chương trình hành động tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tiếp tục triển khai Đề án của Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.
"Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt cần tập trung đổi mới công nghệ, đổi mới cách quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng; tăng cường đầu tư, có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thương mại khu vực nông thôn nhằm tạo điều kiện cho hoạt động mở rộng kênh phân phối hàng Việt tại vùng sâu, vùng xa", ông Hầu A Lềnh.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo