Thị trường

Doanh thu từ xuất khẩu điện thoại, linh kiện đang sụt giảm

Tính đến hết tháng 5/2019, doanh thu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái do kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện đều giảm. Đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất.

Lào Cai: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu / An Giang tập trung nguồn lực để gia tăng xuất khẩu

Doanh thu từ xuất khẩu điện thoại, linh kiện đang sụt giảm - 1
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ TT&TT

Sáng 12/6 tạiHà Nội, Bộ Thông đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý II/2019. Đạidiện Văn phòng Bộ cho biết, trong lĩnh vực công nghiệp ICT, tính đến hết tháng 5 năm nay, doanh thu mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất đều giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc bị suy giảm. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu điện thoại, linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện cũng giảm lần lượt 11,6% và 9,5%.

Về lĩnh vực viễn thông,doanh thu của 5 doanh nghiệp lớn (Viettel, VNPT, Mobifone, VTC, VNPost) đạt 37,3%, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 40,7%, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm ngoái. Nộp ngân sách nhà nước đạt 39,3%, tăng 4,3% so với cùng kỳ.Các doanh nghiệp Viettel, VNPT, VNPost vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng. Riêng Mobifone và VTC có tốc độ tăng trưởng không bằng năm 2018.

Điểm sáng trong lĩnh vực viễn thông quý II/2019 là sự kiện ngày 10/5, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đã thực hiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G ở Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới. Với việc thử nghiệm 5G trong năm 2019 và sẽ triển khai thương mại vào năm 2020 là một tuyên bố của ngành ICT Việt Nam từ nay chúng ta sẽ không đi sau mà sẽ đi cùng nhịp với những nước đầu tiên về phát triển 5G trên thế giới.

Đối với lĩnh vực an toàn an - ninh mạng, trong quý II vừa qua, Bộ đã hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Công bố danh mục sản phẩm phòng, chống phần mềm độc hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Chỉ thị số 14/CT-TTg.

Tính đến ngày 20/5/2019, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận tổng số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam là 639 cuộc (trong đó 287 (Phishing), 233 (Deface), 119 (Web Malware). Số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma là 857.927 địa chỉ, giảm 37,57% so với tháng 4/2018.

 

Hệ thống theo dõi, cảnh báo của VNCERT trong tháng 5 đã phát hiện 739 sự cố tấn công mạng gồm: 289 Phishing (website lừa đảo), 425 Deface (tấn công thay đổi giao diện) và 25 Malware (phát tán mã độc), trong đó có 07 trường hợp có tên miền .gov.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ cần thường xuyên cung cấp thông tin, sách, tài liệu, tổ chức hội thảo… liên quan đến các nội dung quản lý nhà nước của Bộ để các Sở kịp thời cập nhật thông tin.

Bộ trưởng cũng đề nghị các Sở TT&TT cần có kế hoạch xây dựng cầu truyền hình trực tuyến đến cấp xã, đặc biệt là các tỉnh miền núi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đến các cấp chính quyền cấp dưới.

Trong lĩnh vực công nghiệp ICT, Bộ trường đề nghị cần tăng cường thúc đẩy hoạt động của các khu CNTT tập trung tại những tỉnh có khu CNTT tập trung và cần có định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghệ của tỉnh mình.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm