Thị trường

Động lực kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu đại dịch COVID-19

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 nhờ phần lớn vào tốc độ cải cách cơ cấu và các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư.

TP.HCM: Triển khai giải pháp “trợ lực” giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển / Thủ tướng: "EVFTA không có chỗ cho những doanh nghiệp thiếu kiên trì, không sáng tạo"

Theo báo cáo của IMF, nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu phục hồi giai đoạn hậu COVID-19 với dự báo tốc độ tăng trưởng 2,7% vào năm 2020 và tăng lên 7% trong năm 2021. Song kinh tế Vệt Nam hoàn toàn có thể vượt mốc đó xét trên những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.

Trong bài viết trên trang mạng Modern Policy, Giáo sư Pankaj Jha tỏ ra lạc quan với triển vọng kinh tế của Việt Nam, bất chấp việc làn sóng lây nhiễm đang quay trở lại, bởi Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm tốt để ứng phó từ đợt lây nhiễm đầu tiên.

Trong quý II, các chỉ số phát triển kinh tế cho thấy nhiều triển vọng. Theo báo cáo của Bloomberg, kim ngạch thương mại Việt - Mỹ dự kiến sẽ chạm mốc 80 tỷ USD trong những năm tới.

Động lực kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 nhờ phần lớn vào tốc độ cải cách cơ cấu và các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư. Ảnh minh họa.

Thỏa thuận thương mại song phương năm 2000 giữa Mỹ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho sự phát triển này. Hơn nữa, FTA giữa Việt Nam và EU đã "trải đường" cho giao thương của Việt Nam.

Theo dự kiến, EVFTA sẽ tạo điều kiện cho việc miễn thuế nhập khẩu hơn 71% hàng hóa Việt Nam xuất sang châu Âu, trong khi hơn 65% hàng hóa châu Âu sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Việt Nam.

Có thể nói tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 nhờ phần lớn vào tốc độ cải cách cơ cấu và các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm