Dòng tiền bắt đáy chưa vào cuộc, VN-Index tiếp tục giảm sâu hơn 57 điểm
Hàng không Việt Nam đã vượt qua thời điểm "tồi tệ nhất" / Giá xăng lại tăng mạnh, lập kỉ lục 32.370 đồng/lít
Toàn sàn có đến hơn 800 mã giảm giá, trong đó có gần 240 mã giảm trần; gần 700 mã đứng giá, còn lại khoảng 110 mã tăng giá. Khai khoáng, chứng khoán, thủy sản, bán buôn, tài chính… là nhóm ngành giảm mạnh nhất trong phiên chiều ngày 13/6.
Nhìn chung, mặc dù dòng tiền bắt đáy chưa vào cuộc, nhưng với áp lực bán tháo cộng với giá trị cổ phiếu đang quá rẻ, đã có trên 921 triệu cổ phiếu được giao dịch phiên chiều, tương đương tổng giá trị trên 22.786 tỷ đồng.
Ông Trần Đình Khánh, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Funan cho rằng, sở dĩ phiên giao dịch ngày 13/6 giảm mạnh là do tình hình lạm phạt ở Mỹ tiếp tục cao, đang là yếu tố cơ bản chính tác động tới thị trường. Khả năng trong cuộc họp sắp tới, Fed sẽ tiếp tục ra quyết định tăng lãi suất.
Về mặt kỹ thuật, thị trường đã có đợt hồi phục3 tuần liền về vùng 1.300. Mức hồi đã đủ nên chỉ số rơi vào nhịp điều chỉnh để kiểm định lại đáy cũ. Với tình hình hiện tại, VN-Index có thể sẽ rớt về đáy cũ 1.150 điểm vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 để tạo thành một đáy lớn.
Trong dài hạn, theo ông Khánh, sau đợt tăng, sắp tớicó thể Fed sẽ giảm mức tăng lãi suất. Trung Quốc cũng đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa nên giao thương với Việt Nam cũng sẽ quay trở lại, hỗ trợ kinh tế trong nước. Ngoài ra, đợt khủng hoảng năng lượng hiện tại là do xung đột Nga – Ukraine, nếu cuộc chiến này kết thúc thì sẽ tốt cho vĩ mô thế giới trong 2 tháng tới.
Trong ngắn hạn, thị trường xấu khó có thể hồi phục mạnh. Nhà đầu tư có thể quan tâm tới nhóm ngành hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực như dầu khí, điện, thủy sản, lương thực - thực phẩm… Bên cạnh đó, nhóm VN30 sẽ là nhóm dẫn sóng khi thị trường đã tạo đáy và hồi phục.
Dự báo thị trường trong thời gian tới, theo VinaCapital, 2-3 tháng tiếp theo có thể sẽ có nhiều biến động nhưng sẽ tăng mạnh vào cuối năm. Nguyên nhân, chỉ số VN-Index đã phục hồi 12% kể từ khi chạm đáy vào ngày 16/5. Báo cáo mới đây của VinaCapital cũng cho thấy, tâm lý bi quan trong vài tuần qua đã giảm bởi những diễn biến tích cực tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vinacapital đánh giá sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tiếp tục tăng tốc trong tháng 5. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang rẻ ở mức P/E dự phóng 11,5 lần so với mức tăng trưởng EPS dự kiến là hơn 20% cho năm 2022, so với tỷ lệ P/E dự phóng trung bình 16,2 lần đối với các quốc gia ASEAN đang phát triển trong khu vực. Tất cả những điều này tạo tiền đề để thị trường tiếp tục tăng trong năm nay.
Có thể thấy, mặc dù thị trường giảm điểm nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hơn 150 triệu USD cổ phiếu trong tháng 5 (bao gồm khoảng 125 triệu USD dòng vốn nước ngoài đầu tư vào quỹ ETF) sau khi bán hết số cổ phiếu trị giá khoảng 290 triệu USD trong quý 1.
Thêm vào đó, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 đã giảm hơn 33% so với tháng 4, điều này cho thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ không hoảng sợ mà bán ra số cổ phiếu họ nắm giữ khi thị trường sụt giảm trong tháng 5.
VinaCapital cho rằng, có 4 diễn biến mới hiện đang hỗ trợ tâm lý của các nhà đầu tư trong nước gồm: Thị trường nhận thức được làn sóng bán tháo do các lệnh dừng ký quỹ gần đây đã kết thúc; việc Chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất 2% để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khá; các diễn biến tích cực của nền kinh tế - bao gồm cả mức tăng kỷ lục của doanh số bán lẻ trong tháng 5; nhận thức ngày càng tăng rằng các sự kiện kinh tế toàn cầu hiện tại sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.
Quan trọng hơn, VinaCapital ước tính rằng, số dư ký quỹ đang lưu hành đã giảm khoảng 30%, điều này giúp loại bỏ nguồn áp lực bán tháo mạnh nhất trong tháng 5, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo