Hàng không Việt Nam đã vượt qua thời điểm "tồi tệ nhất"
Đà Nẵng: Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ Giải Golf Phát triển châu Á 2022 / Tháng 6/2022, Đà Nẵng sẽ diễn ra loạt sự kiện nổi bật về đầu tư, du lịch, thương mại
COVID-19 giáng đòn mạnh vào ngành hàng không
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam năm 2019 đạt gần 117 triệu lượt (42 triệu lượt khách quốc tế và 75 triệu lượt khách nội địa); năm 2020 giảm còn khoảng 65 triệu lượt (7 triệu lượt khách quốc tế và 58 triệu lượt khách nội địa) và năm 2021 giảm mạnh khi chỉ đạt hơn 30 triệu lượt (530 ngàn lượt khách quốc tế).
Các chuyến bay cất, hạ cánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng đang dần nhộn nhịp trở lại.
Tương tự, Phó Tổng giám đốc điều hành ACV Nguyễn Quốc Phương cũng cho biết, không có gì bí mật khi COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào ngành hàng không và ACV cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm 2020 và 2021, ACV đã mất 950 triệu USD doanh thu, tổng số hành khách giảm 74%.
“Cuộc khủng hoảng này rõ ràng vượt xa bất kỳ điều gì chúng ta từng trải qua trước đây”, ông Nguyễn Quốc Phương nói. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Hiện chúng tôi đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất”. Ông Đinh Việt Sơn cũng nêu rõ, đến nay thị trường hàng không Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là thị trường nội địa.
Việt Nam sớm mở cửa hàng không, kích cầu du lịch
Theo đó, từ tháng 1/2022 Việt Nam đã dỡ bỏ các hạn chế về vận chuyển hàng không nội địa liên quan đến phòng chống COVID-19. Cùng với đó, nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ sau thời gian dài bị kìm nén do thực hiện giãn cách xã hội, đã tạo điều kiện cho thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh chóng, kết quả vận chuyển tăng dần qua các tháng đầu năm 2022.
Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường nội địa đạt hơn 11 triệu khách, bằng 98% so cùng kỳ 2019. Tính riêng tháng 4/2022, thị trường hàng không nội địa đã đạt 3,6 triệu khách, tăng 19% so với tháng 4/2019. Tiềm năng và nhu cầu rất lớn của thị trường nội địa thực sự là cơ hội để các hãng hàng không khai thác, tận dụng và phát tiển hoạt động của mình trong các năm tới.
Cùng với đó, từ ngày 15/3, Chính phủ Việt Nam đã cho phép mở cửa hoàn toàn các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam và mới đây nhất là dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 15/5.
Như vậy, Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia sớm triển khai các biện pháp mở cửa, nới lỏng quy định nhập cảnh cho khách quốc tế để kích cầu du lịch. Thêm nữa, việc Việt Nam khôi phục chính sách thị thực nhập cảnh, miễn visa cho công dân 13 nước, trong đó có các nước Tây Âu sẽ thu hút được lượng khách từ các nước này.
Cơ hội để ngành hàng không Việt Nam phục hồi
“Từ góc độ này, có thể thấy có nhiều tín hiệu tích cực đối với việc phục hồi và phát triển của du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đây chính là cơ hội để các hãng hàng không khôi phục từng bước các hoạt động khai thác quốc tế và là tiền đề để khôi phục toàn bộ cũng như mở rộng, phát triển các hoạt động khai thác quốc tế”, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn nhấn mạnh.
Theo đó, với việc Chính phủ đã dỡ bỏ các hạn chế về đi lại nội địa và quốc tế, dự kiến năm 2022 sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đạt từ 70 – 80 triệu lượt. Trong đó khách trên các đường bay quốc tế đạt xấp xỉ 10 triệu lượt và khách nội địa đạt 60 - 70 triệu lượt.
Ông Đinh Việt Sơn cũng cho biết, tại báo cáo mới nhất ngày 1/3 vừa qua, Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA) dự kiến có 4 tỷ hành khách đi lại bằng đường hàng không vào năm 2024, tăng 3% so năm 2019 (năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19). Trong đó, mức độ hồi phục hoạt động vận tải hàng không quốc tế sẽ chậm hơn so với nội địa, chủ yếu phụ thuộc vào việc nới lỏng dần hoặc xóa bỏ các hạn chế đi lại ở nhiều thị trường.
Đối với vận chuyển nội địa, IATA dự báo sẽ sớm hồi phục. So với năm 2019, lượng khách nội địa sẽ đạt 93% vào năm 2022; 103% vào năm 2023; 111% vào năm 2024 và 118% vào năm 2025. Với thị trường quan trọng là Trung Quốc vẫn đang duy trì các biện pháp hạn chế đi lại nên khả năng châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực chậm chân trong quá trình phục hồi và dự báo phải đến năm 2024 mới đạt mức 97% so năm 2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng