Thị trường

Dư địa lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc)

Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc) có nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, đến dịch vụ, tài chính, logistics.

Đà Nẵng: Phát hiện nhiều cửa hàng bán sản phẩm Adidas, Christian Dior giả / Cần chung tay bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là chia sẻ của các đại biểu tại Diễn đàn kết nối giao thương và đầu tư Việt Nam - Hồng Kông do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Thương mại (IETD) phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc điều hành trẻ thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC), Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 20/11.

Chú thích ảnh
Diễn đàn kết nối giao thương và đầu tư Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc).

Ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Thương mại cho biết:Việt NamvàHồng Kông có mối quan hệ hợptácsong phương pháttriểntrong nhiều năm, traođổithương mại liên tục tăng trưởng trên 10%/năm. Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hồng Kông 10 tỷ USD, nhập khẩu từ Hồng Kông 1,78 tỷ USD, tăng 19,8%. Về đầu tư, Hồng Kông hiện lànhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5tại Việt Nam với 2.164 dự án, tổng vốn đầu tư đạt gần 29,5 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản, sản xuất, phân phối điện, khí, nước...

Sự gần gũi về địa lý và văn hóa lànhững điều kiện thuận lợithúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- HồngKông trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư và du lịch.Bên cạnh đó, Việt Nam và Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng trong tập quán, thói quen tiêu dùng, hương vị, khẩu vị nên hàng lương thực, thực phẩm, hoa quả có chất lượng cao của Việt Nam đã được đón nhận và ưa chuộng tại Hồng Kông. Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, Hồng Kông còn là một trung tâm thương mại, du lịch và một trung tâm trung chuyển lớn của khu vực nên thị trường Hồng Kông luôn được coi là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm của Việt Nam. Do đó, cơ hội hợp tác, kinh doanh đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Hồng Kông cũng rất lớn.

Chú thích ảnh
Doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu các sản phẩm bên lề diễn đàn.

Ông Bùi Đặng Dũng, nguyênPhó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hộithông tin: Việt Nam hiện có quan hệ hợp tác kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, độ mở tới 200% GDP, hơn 30 đối tác có quan hệ từ Đối tác toàn diện trở lên, đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP).

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã cố gắng thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược về cải cách thể chế, về phát triển kết cấu hạ tầng, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam đang chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nguồn lực con người, tích cực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

"Việt Nam là nền kinh tế mở đang phát triển, cũng là một trong những nền kinh tế tích cực hội nhập quốc tế nhất của khu vực. Sau khi kiểm soát và thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch, Việt Nam đang từng bước khôi phục lại đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn trong các lĩnh vực như công nghệ cao, logistics, năng lượng, vốn...Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố mà các nhà đầu tư quốc tế nói chung vàHồng Kôngnói riêng đang quan tâm như chính trị ổn định, thị trường rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào.Trong khi đó, Hồng Kông với thế mạnh là trung tâm tài chính, ngân hàng của khu vực, có thểkết nối Việt Nam với khu vực và với các nước lớn thuộcchâu Âu, Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, hợp tác đầu tư, tài chính, thương mại, logistics", ông Bùi Đặng Dũng phân tích.

 

Chú thích ảnh
Ông Edmond Yue, Thành viên Ủy ban Tổng hợp, Phòng Thương mại Tổng hợp Hồng Kông chia sẻ nhu cầu của nhà đầu tư Hồng Kông tại diễn đàn.

Ông Edmond Yue,Thành viên Ủy ban Tổng hợp, Phòng Thương mại Tổng hợp Hồng Kông, cho biết: Việt Nam và Hồng Kông là những đối tác có truyền thống hợp tác lâu năm; từ những năm 1950 -1960 doanh nghiệp hai bên đã bắt đầu thương thảo hợp tác về năng lượng, điện.Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, trong khi Hồng Kông là một trung tâm tài chính, thương mại và logictics quốc tế, sự kết hợp giữa hai bên tạo ra những cơ hội tốt cho sự phát triển thịnh vượng.

"Cácnhà đầu tư Hồng Kông đánhgiáViệt Nam là một thị trường hấp dẫn, sôi động trong khu vực. Các doanh nghiệp Hồng Kông đang ngày càng quan tâm đến đầu tư, hợp tác thương mại với Việt Nam. Tại diễn đàn kết nối doanh nghiệp lần này, các doanh nghiệp Hồng Kôngmuốn được trực tiếp thảo luận, tham quan các nhà máy sản xuất, các dự án kêu gọi đầu tư của các doanhnghiệpViệt Namđểxúc tiến các cơ hội hợp tác”,ông Edmond Yue chia sẻ thêm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm