Đưa thương mại điện tử vào 1,4 triệu tiệm tạp hóa
Giá xăng dầu thế giới giảm sốc, dân vẫn phải mua giá cao / EU trả về 17 lô hàng nông, thủy sản của Việt Nam
Tiệm tạp hóa ở ngôi làng của chị thường chỉ bán những mặt hàng cơ bản như kem đánh răng, dầu gội, nước giặt, đồ uống, gia vị, mì tôm. Nhưng giờ đây, chị và người dân có thể đến tiệm tạp hóa này để nhờ nạp tiền điện thoại trả trước trực tuyến cũng như chuyển tiền trực tuyến nhờ dịch vụ của Kiot BT+.
Trước đây, nếu có những nhu cầu này, chị phải lên huyện An Lão, cách ngôi làng chị 10km. Chị Ngần cũng có thể mua những mặt hàng quần áo cho con cái và sản phẩm sức khỏe làm đẹp cho mình tại tiệm tạp hóa ở làng chị nhờ nền tảng ứng dụng BTplus là một ứng dụng giúp cho chủ tiệm tạp hóa đặt mua hàng giá sỉ cũng như giúp khách hàng trải nghiệm thương mại điện tử.
Khách hàng đến tiệm tạp hóa hợp tác với Kiot BT+ có thể chọn mua các sản phẩm từ danh mục hàng hóa hiển thị trên ứng dụng BTplus và thanh toán tiền ngay tại chỗ. Chủ tiệm tạp hóa sau đó đặt mua các sản phẩm này từ nền tảng của BT+. Vài ngày sau đó, sản phẩm sẽ được giao đến tiệm tạp hóa để khách hàng đến nhận. Chủ tiệm tạp hóa sẽ được hưởng lợi nhuận và hoa hồng khi bán hàng cho BT+. Ứng dụng BTplus của BT+ cũng cho phép các tiệm tạp hóa đặt mua sỉ hàng hóa để bổ sung cho kho hàng của họ.
Theo thống kê từ Nielsen, năm 2017, ước tính cả nước VN có hơn 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ là một trong những kênh mua sắm chủ đạo của người tiêu dùng Việt, các tiệm tạp hóa vẫn hợp thời trong thế kỷ 21 vì các ông lớn bán lẻ đang gặp phải các khó khăn về logistics khi tiếp cận khu vực nông thôn.
Tại các khu vực châu Á đang phát triển, các công ty khởi nghiệp nhận thấy vai trò quan trọng của các tiệm tạp hóa ở các khu vực nông thôn và đang mang đến sự hỗ trợ công nghệ cho họ.Doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 3,3 triệu tỷ đồng, tương đương gần 145 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2017 chạm mốc 129 tỷ USD. Dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho thấy ở những nước như Việt Nam và Indonesia, các tiệm tạp hóa và cơ sở bán lẻ nhỏ đóng góp hơn 80% cho doanh thu bán lẻ.
Các tiệm tạp hóa gia đình đặt mua hàng hóa từ nền tảng của BT+, cho phép họ giảm chi phí nhờ loại bỏ các kênh phân phối trung gian. Ứng dụng cũng cho phép các tiệm tạp hóa đặt mua sỉ hàng hóa để bổ sung cho kho hàng của họ.
Nửa cuối năm 2019, công ty thương mại điện tử Công ty BT sẽ ra mắt tính năng mới cho phép các cửa hàng nhỏ và các tiệm tạp hóa bán các sản phẩm kỹ thuật số như các gói dịch vụ, du lịch, vé máy bay, vé tàu, dịch vụ thanh toán điện tử, chuyển tiền kiều hối, cho vay, bán bảo hiểm, thẻ game, thẻ tiền điện thoại trả trước... trên ứng dụng BTplus. Các nhà bán lẻ cũng được hưởng lợi ích từ tính năng mua sỉ chung, mua sỉ theo nhóm là một tiện ích vô cùng độc đáo. Cùng với đó BTplus cho phép các đại lý BT+ tại nông thôn được miễn phí tạo gian hàng bán nông sản, sản vật địa phương trên ứng dụng để cung cấp hàng hóa của khu vực ra cả nước. Đồng thời cũng cho phép các chủ Kiot BT+ được thay mặt Công ty BT thẩm định và xác nhận cho phép các hộ gia đình được đưa sản vật địa phương đủ điều kiện lên tiêu thụ trên ứng dụng BTplus. Các tính năng này hiện đang giai đoạn thử nghiệm thí điểm hạn chế và sẽ được Công ty BT sớm ra mắt trong thời gian tới.
Trải nghiệm hệ sinh thái bán lẻ BT+ bằng cách tải app tại:https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.btgroup.BTplus
Để biết thêm thông tinliên hệ: HOTLINE: 1900.29.29.28
Giai đoạn năm 2020 - 2021, Công ty sẽ trang bị cho những chủ tiệm tạp hóa đại lý ki-ốt BT+ một màn hình thông minh có kết nối Wi-Fi và camera giám sát nhằm hỗ trợ cửa hàng tạp hóa thao tác mua hộ trên TMĐT cho người dân xung quanh. Các chủ tiệm tạp hóa cũng được DoGo cấp cho phần mềm quản lý đồng bộ giúp họ theo dõi doanh thu, hàng tồn kho và đặt mua hàng hóa. Với phần mềm này, dù không có mặt ở cửa hàng, những người chủvà quản lý vẫn có thể theo dõi mọi thay đổi doanh số, lợi nhuận, tồn kho gần như ngay tức thời bằng vài thao tác click trên điện thoại di động hay laptop.
Lưu ý rằng ở các thành phố nhỏ hơn, nơi các nhà bán lẻ lớn chưa xâm nhập, các tiệm tạp hóa đang ngày càng được yêu chuộng vì họ chăm sóc các khách hàng có thu nhập thấp và hoạt động dựa vào các mối quan hệ cá nhân giữa chủ tiệm tạp hóa và khách hàng.
Để giúp các tiệm tạp hóa thích ứng với xu hướng mua sắm mới, DoGo đang tìm cách loại bỏ khâu phân phối hàng hóa trung gian bằng cách sử dụng công nghệ để kết nối hàng triệu tạp tiệm hóa với nhau và tập hợp thông tin đơn hàng cũng như các dữ liệu bán hàng của họ từ nhiều tiệm tạp hóa, BT+ có thể đặt mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn từ các công ty lớn.
Ông Đỗ Tấn Bình - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP Đầu tư và Bán lẻ BT - chủ quản của công ty CP Thương mại điện tử Dogo Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi muốn trở thành nhà cung cấp nền tảng và dẫn dắt giải pháp Online to Offline cho các tiệm tạp hóa nhỏ, nơi chúng tôi đang giúp họ tăng gấp đôi thu nhập từ thị trường thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh của chúng tôi thực sự đã đưa các tiệm tạp hóa nhỏ gia nhập kênh thương mại điện tử.”
Muốn đưa thương mại điện tử về nông thôn thì phải tác động - điều tiết được hoạt động của điểm bán lẻ tại địa phương đó!
“Là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, các tiệm tạp hóa tại nông thôn Việt Nam không chỉ là nơi mọi người thực hiện các giao dịch mà còn là nơi mà người dân địa phương gặp gỡ, trò chuyện. Chúng tôi tin rằng nếu được hiện đại hóa, các tiệm tạp hóa vẫn duy trì như là trung tâm kết nối gần gũi của các cộng đồng địa phương”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng