Dùng động cơ kinh tế giải bài toán tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp
Doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, Unilever, Coca Cola Việt Nam đang làm gì để bảo vệ môi trường? / Thêm cách tiếp cận nhà ở xã hội
Cần thiết sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Tại diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững” ngày 30/8 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được coi là một trong những trụ cột quan trọng để bảo đảm an ninh năng lượng, giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 7% trong giai đoạn 2011-2019 trong khi nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 9,71% trong giai đoạn 2011-2021.
Phát thải khí nhà kính (KNK) từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải KNK của Việt Nam năm 2010, khoảng 67,7% năm 2020, và sẽ chiếm lần lượt khoảng 73, 1% và 79,7% vào năm 2030 và 2050 theo kịch bản thông thường.
Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp.
Việt Nam đạt mục tiêu giai đọan năm 2019 – 2025 đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Từ năm 2025 – 2030 đạt mức tiết kiệm năng lượng 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.
“Việc tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trên tính theo GDP vẫn còn ở mức cao. Do đó, việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng là cần thiết để Việt Nam không còn nằm trong top những quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều ở châu Á và ASEAN”, ông Long nhìn nhận.
Nhiều điểm nghẽn
Dưới góc nhìn chuyên gia, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, Việt Nam có khá nhiều văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách, thậm chí có cả các hoạt động cụ thể liên quan đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa được như kỳ vọng. Có khá nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Theo chuyên gia, cả trong các văn bản chính sách cũng như thực tế triển khai chưa phân biệt rạch ròi được bản chất của việc tiết kiệm năng lượng, hiệu quả trong sử dụng. Đã đến lúc nên cụ thể hoá hơn vấn đề tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng.
Hiện Việt Nam vẫn đặt nặng vấn đề tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, tăng cường giám sát và kiểm soát nhưng chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện, thiếu những công cụ, cơ chế giải quyết 3 nhóm vấn đề.
Nhóm thứ nhất là động cơ kinh tế để khiến người sử dụng năng lượng, đặc biệt là các tổ chức và DN, trong việc hướng tới sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Nói cách khác là giải bài toán lợi ích, chi phí cho các tổ chức kinh tế và DN. Có như vậy, các giải pháp mới phong phú, đa dạng và sáng tạo.
Nhóm thứ hai, vẫn chưa sử dụng nhiều công cụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng để hỗ trợ người sử dụng năng lượng, đặc biệt là DN - đối tượng dùng trên 50% tổng năng lượng sử dụng.
Nhóm thứ ba, việc tiếp cận vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa toàn diện. Hiện chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề thay đổi nhận thức, hành vi mà chưa gắn vấn đề tiết kiệm và hiệu quả sử dụng năng lượng trong tổng thể, trong khi tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí diễn ra khá phổ biến.
Cũng theo chuyên gia này, việc gắn kết vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế để trên tổng thể có thể tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng với việc dịch chuyển cơ cấu ngành nghề cũng như các khu vực kinh tế chưa đạt được như mong muốn.
Liên quan tới việc phát triển khoa học công nghệ (KHCN), TS Vũ Đình Anh đánh giá, việc thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng là xu thế tất yếu của DN.
Tuy nhiên, đến nay khả năng của DN Việt Nam về phát triển KHCN để tự chủ được trong tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả còn hạn chế nên phải phụ thuộc vào bên ngoài. Trong khi đó, năng lượng của Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng hầu hết các năng lượng cơ bản đều phải nhập khẩu và nhập khẩu ngày càng nhiều. Như vậy, tạo ra xung đột, mâu thuẫn khi tiếp cận công nghệ tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng.
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hiện chưa có các đơn vị hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt DN đến với các nguồn, ngân hàng để đầu tư, chuyển giao và cải tiến công nghệ. Do đó, cải tiến quy trình công nghệ của DN rất khó khăn.
Liên quan đến sử dụng năng lượng tái tạo, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nên vấn đề hỗ trợ nguồn cung tại chỗ gặp khó khăn. Các DN xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội cho biết, DN không đáp ứng được yêu cầu của châu Âu về tiêu chí xanh đối với hàng xuất khẩu.
Ông Thắng kiến nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành quy định về phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu để có cơ sở triển khai hướng dẫn thực hiện. Bộ Công Thương bổ sung các quy định về nội dung bắt buộc thực hiện và chế tài xử lý nghiêm khắc hơn trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm điện.
Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng kiến nghị Bộ Công Thương hướng dẫn về quản lý quy hoạch, áp dụng quy chuẩn tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các trạm sạc xe điện và giá bán điện tại các trạm sạc xe điện. Qua đó tạo thuận lợi cho việc phát triển và ứng dụng rộng rãi loại hình xe điện, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện.
Ngoài ra, Bộ cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính phong phú hơn, dẫn tiến các công nghệ tiết kiệm năng lượng đối với các DN đầu tư mới hay cải tạo, nâng cấp dây chuyền sản xuất hiệu quả năng lượng…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp